Bố mẹ nên làm gì để giúp con sử dụng công nghệ
an toàn trước sự phổ biến rộng rãi như hiện nay của máy tính, Ipad, Tivi, điện
thoại…? Hãy cùng đọc bài viết này để tìm hiểu thêm nhé.
- Nhiều nghiên cứu cho rằng là
trẻ em khi còn quá nhỏ (dưới 3 tuổi) thì không nên cho con tiếp xúc với các
thiết bị điện tử. Do vậy, bố mẹ nên có biện pháp cứng rắn, nghiêm khắc để hạn
chế trẻ tiếp xúc với chúng. Khi trẻ lớn hơn, việc cấm đoán khó còn tác dụng
nữa, bố mẹ nên áp dụng một số biện pháp sau để cùng thực hiện với con trẻ.
1. Giới hạn thời gian sử dụng cho trẻ
Trẻ em
luôn rất tò mò với những thứ mới lạ, đặc biệt lại còn sinh động và màu sắc như
các thiết bị điện tử. Chúng có thể tự tìm được vô vàn trò chơi hoặc các bộ phim
trên đó. Bố mẹ có thể cấm đoán chúng hoàn toàn nhưng chính họ cũng không thể
ngưng sử dụng nó. Chính vì vậy, bố mẹ có thể để cho trẻ sử dụng nhưng phải có
một thời gian giới hạn. Bố mẹ có thể thoả thuận vơi bé rằng: Không chơi điện tử
khi ăn cơm, khi học bài, khi đang nói chuyện với người khác, hoặc trước khi đi
ngủ. Trong một ngày, bố mẹ hãy dành cho bé một khoảng thời gian quy định để
chơi khoảng 15 phút. Bé có thể chơi thoả thích trong thời gian đó nhưng hết giờ
thì phải dừng ngay.
2. Dành thời gian nhiều cho con
Lý do trẻ
em chơi điện tử là do chúng bị điện tử hấp dẫn hơn so với các hoạt động khác.
Thay vì đọc sách, chơi đồ chơi, chúng sẽ thích xem những thứ ngộ nghĩnh trên
điện thoại. Việc bố mẹ cần làm là hạn chế sự hấp dẫn của điện tử với con bằng
cách dành thời gian cho con nhiều hơn. Bố mẹ hãy nói chuyện nhiều hơn với trẻ,
cùng con đọc một cuốn sách, hoặc hướng dẫn con làm việc nhà như giúp mẹ nhặt
rau, đặt cơm…Trẻ sẽ có việc để làm thay vì ngồi một chỗ và để mắt tới máy tính.
Bố cũng có thể khuyến khích con chơi thể thao, rủ con chơi các hoạt động như
chơi cầu lông, bơi lội, đá bóng. Dần dần, con trẻ sẽ chủ động rủ bố mẹ hoặc bạn
bè tham gia các hoạt động đó mà không còn quá thích thú với máy tính hay các
thiết bị công nghệ nữa.
3. Làm gương cho con
Bố mẹ
muốn con trẻ không sử dụng máy tính nhiều, việc trước hết là bố mẹ phải hạn chế
chính bản thân mình. Con trẻ nếu cứ nhìn thầy bố mẹ thường xuyên sử dụng, hoặc
hễ có thời gian rảnh rỗi cũng ngồi dùng các thiết bị đó thì chúng sẽ bắt chước.
Khi chúng có một vấn đề cần hỏi, bố mẹ lại vì mải mê với điện thoại mà trả lời
qua loa hoặc thờ ơ, chúng sẽ có cảm giác không thoả mãn. Từ đó, trẻ sẽ hình
thành thói quen sử dụng điện thoại, máy tính mọi nơi mọi lúc.
4. Cảnh báo cho con những nguy hiểm khi sử dụng thiết bị
điện tử
Trẻ con
ngày nay rất giỏi trong việc sử dụng các thiết bị công nghệ, cùng với sự phổ
biến của Internet nên chúng có thể dễ dàng truy cập vào rất nhiều trang web
khác nhau. Con trẻ có thể xem những bộ phim giải trí hoặc những thông tin rất
bổ ích, xong, cũng có thể vô tình click vào những đường link xấu. Bố mẹ không
thể kiểm soát con hoàn toàn, thay vào đó, hãy dạy con biết tránh xa khỏi những
điều không tốt. Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ không nên tò mò vào những thông tin sai
trái, lệch lạc, không phù hợp với độ tuổi. Nếu có khó khăn, hãy chia sẻ trực
tiếp vơi bố mẹ để được giúp đỡ. Bố mẹ nên dặn trẻ không được chia sẻ nhưng
thông tin cá nhân như: Tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, thông tin trường học,
gia đình lên mạng xã hội để tránh có những thành phần xấu trục lợi. Ngoài ra,
việc sử dụng thiết bị điện tử nhiều còn rất ảnh hưởng tới thị lực. Bố mẹ nên để
mắt tới trẻ và kiểm soát kịp thời nếu con có những dấu hiệu suy giảm thị lực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét