Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

BẢO MẪU THỦ DẦU MỘT: CÁCH DẠY CON MẠNH MẼ


Muốn con thành đạt hãy dạy con mạnh mẽ ngay khi còn nhỏ


Mỗi một công việc được xử lý tốt không có sự trợ giúp của người lớn sẽ giúp cho đứa trẻ

trưởng thành hơn rất nhiều.

Những đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ dễ thành đạt hơn một bé nhu mì, hiền lành..

Một chàng trai yếu đuối sẽ chẳng được ai chú ý, ngược lại một cô gái mạnh mẽ thường 

gây được ấn tượng tốt.

Đáng tiếc trong khi dạy con, ít phụ huynh quan tâm tới việc đào tạo con thành một con 

người mạnh mẽ... Mỗi khi bị ai bắt nạt về nhà khóc lóc, bố mẹ đừng xót xa mà nên dạy con 

biết cách ứng xử khi bị bắt nạt. Tất nhiên, bố mẹ không nên khuyến khích đánh nhau, bố 

mẹ hãy dạy con mạnh mẽ dù là con bạn là bé gái.

Người mạnh mẽ tuy vậy không phải là một người đanh đá, đầu gấu, đó phải là người mà 

khó khăn không thể đánh gục họ, đó là những người làm những điều tốt đẹp không phải ai 

cũng dám làm. Vậy cách nào để đào tạo con trở nên mạnh mẽ?

Trước hết, cha mẹ đừng ngần ngại để con tự vượt qua khó khăn của chính mình

- Nhiều cha mẹ thường có thói quen vội vàng nâng con lên, kêu to, nựng nịu, xin lỗi khi con 

ngã lúc 2-3 tuổi. Hành vi đó rõ ràng là do thương con nhưng lại khiến con càng dễ ăn vạ và 

trở nên yếu đuối. Thay vào đó, cha mẹ chỉ cần một câu nhắc nhở nhẹ nhàng: “Con đứng 

lên đi, con không sao mà”, rồi hãy chờ các bé tự đứng lên và tự nín. Điều đó sẽ khiến đứa 

trẻ không cảm thấy sợ hãi nếu bị vấp ngã lần sau. Cho dù xung quanh có cha mẹ hay 

không thì đứa trẻ vẫn có thể tự lo cho mình khi bị ngã.Tự biết nguyên nhân làm bé bị ngã!

- Khi con ăn, cha mẹ vì muốn nhanh chóng giải quyết bữa ăn của con đã nhanh tay xúc 

cho con cũng sẽ khiến con trở nên phụ thuộc. Những thìa cơm đầu tiên con xúc chắc chắn

sẽ vụng về. Chỉ cần được luyện tập sớm và nhiều, các bé sẽ trở nên khéo léo hơn. Việc tập

ăn này nên bắt đầu từ khi các bé biết ngồi, có thể ngồi vững trong ghế ăn. Ban đầu, cha mẹ

sẽ xúc cùng con ngay khi con đang học chọc vào thức ăn. Tuy nhiên không nên để bé hiểu 

là đang được xúc hộ, hãy để bé nghĩ là bé đang tự ăn do tay bé đưa lên. Sau khi con đã 

xúc khéo léo và gọn gàng, cha mẹ nên để con tự mình giải quyết nhu cầu ăn uống ấy.

- Những đứa trẻ được bao bọc quá nhiều, lên cấp 2 vẫn chưa biết nấu cơm thì sẽ có tính

phụ thuộc cực kỳ cao và rất yếu đuối. Bé nên được học những kỹ năng sống càng sớm 

càng tốt.

Học sử dụng dao, kim khâu, đi chợ, nấu ăn... Hãy dạy cho con mình mọi kỹ năng tối thiểu 

nhất để tồn tại hoàn toàn độc lập khi vào cấp 2 -3 sẽ chẳng điều gì còn khiến con lo ngại và 

sợ hãi. Mọi vấn đề con đều giải quyết tốt mà không cần bất kể ai trợ giúp khi cha mẹ luôn 

dạy con các kỹ năng như thế.




- Hãy tạo cho con ý thức trách nhiệm: Một số cha mẹ khi không hướng dẫn con làm bài tập 

ở nhà đã vội vàng đến xin cô, bịa ra lý do cháu mệt để không bị cô trách mắng. Đó là hành 

vi nói dối, chối tội, khiến đứa trẻ không chỉ thích thú với những hành vi xấu mà còn thiếu ý 

thức trách nhiệm với công việc. Tạo cho con ý thức trách nhiệm cũng là một phần để tạo ra 

con người mạnh mẽ. Các bạn nên biết: để hoàn tất trọn vẹn những trách nhiệm( học hành,

chăm sóc bản thân) nhiều khi trẻ rất cần đến sự mạnh mẽ và quyết tâm.

- Cuối cùng, các cha mẹ hãy đặt ra các thách thức để con tự giải quyết: Mỗi một công việc

 được xử lý tốt không có sự trợ giúp của người lớn sẽ giúp cho đứa trẻ trưởng thành hơn 

rất nhiều.

Các cha mẹ có thể nhận ra, để dạy con mạnh mẽ rất cần những thử thách từ nhỏ 

đến lớn. 

Dạy con kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm, rồi tạo ra các thách thức cho con sẽ 

giúp con dần dần trưởng thành và mạnh mẽ.

Những đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ thì mới có khả năng thành đạt, trẻ con rồi cũng thành 

người lớn, rồi cũng phải rời xa chúng ta, các cha mẹ đừng quên đào tạo con tính cách này 

nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

BÀI NỔI BẬT