Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

BẢO MẪU THỦ DẦU MỘT: CÁCH DẠY CON TỪ VIỆC NÓI CHUYỆN VỚI BÉ

Cách Dạy Con Ngoan Từ Việc Nói Chuyện Với Bé




Hãy hiểu bé, đặt mình vào bé

Các bé thường bày đồ chơi vương vãi khắp nhà, và thường thì bố mẹ sẽ phải đảm nhiệm 

công việc dọn dẹp, điều này đôi khi khiến chúng ta tức giận. Nhưng thay vì nạt nộ hay 

đánh bé, đừng hét lên với bé, mà hãy nói: “Mẹ cần con dọn dẹp hết đồ chơi con vừa bày ra.

Mẹ bận lắm, mẹ còn rất nhiều việc khác phải làm”. Đừng ra lệnh cho bé theo kiểu câu hỏi 

như: “Con có nhặt đồ chơi lên ngay cho mẹ không”?, bé có thể sẽ trả lời là : “không”. Hãy 

xoa dịu cơn giận dữ trong bạn bằng câu : “Con nhặt đồ chơi lên giúp mẹ nhé”, hay : “mẹ 

con mình cùng dọn đồ chơi  nhé”.

Tạo thói quen cho bé

Tạo cho bé một thói quen tốt là bạn đang “nhàn hóa” việc chăm con đấy, thay vì phải lôi 

kéo, nịnh nọt, thậm chí quát mắng để con ngồi vào bàn ăn mỗi bữa, hãy cùng bé ghi nhớ 

những điều cần làm bằng cách lặp đi lặp lại những câu nói như: “Phải rửa tay trước khi 

ăn”, “Phải đeo dép, đội mũ khi đi ra ngoài” , “Thắt dây an toàn khi ngồi trên xe”…Bạn hãy 

làm và từ từ cảm nhận thành quả “hạnh phúc” này nhé.

Tỏ thái độ dứt khoát với bé

Nếu bé cứ khăng khăng không chịu làm theo những gì bạn muốn, bé tỏ ý hờn dỗi, khóc ỉ ôi

đòi bạn phải làm theo ý bé, đừng chiều theo vì sẽ khiến bé dần hình thành tính cách kiêu 

căng và bướng bỉnh. Hãy kết thúc cuộc tranh cãi bằng cách dứt khoát: “Mẹ sẽ không thay 

đổi quyết định của mình”. Nhưng cũng đừng nên dừng lại ở đấy nhé, hãy lựa chọn thời 

điểm khi bé đã bình tĩnh lại để giải thích cho bé hiểu tại sao bạn làm thế.

Nói những điều bé chấp nhận

Nhiều khi bé nhất quyết đòi đi chơi, trong khi cả bạn và bé chưa ăn cơm, hãy nói: “Khi nào 

con ăn xong thì chúng ta đi chơi”, hay “ Chúng ta ăn cơm trước rồi sẽ đi chơi”…Hãy để bé 

hiểu đó là việc mà bé cần hoàn thành trước khi làm những việc khác. Hãy khuyên bé về 

những điều bạn lo lắng, như : “Con đừng chơi gần hồ, mẹ lo lắm đấy, nguy hiểm lắm”…

Thông báo trước: 

Thay vì bắt con phải dừng chơi gì đó ngay, hãy thử nói: “Sắp đến giờ về rồi. 

Con chuẩn bị chào tạm biệt các bạn nhé”.

Gọi tên bé:

Khi đề nghị bé điều gì, bạn hãy gọi tên bé, ví như: “Ngân, lấy giúp mẹ cốc nước”. 

Hãy yêu cầu bé làm từng việc một, vì khi bạn nói càng nhiều, càng dông daì, bé càng 

nhanh quên, hay cố tình lảng đi. Nếu muốn bé nghe lời, tốt hơn bạn nên để bé nhắc lại yêu 

cầu của mình, bé nhắc được có nghĩa là bé đã hiểu những gì bạn nói.

Hãy nói “mẹ muốn” thay vì ra lệnh

Đừng nói kiểu ra lệnh cho bé như “Không được nghịch dao”, hay “Rửa tay ngay”, mà hãy 

thay bằng “mẹ muốn con cất dao vào kệ”, “mẹ muốn con rửa tay trước”… 

Điều này hợp với tâm lý phát triển của bé: muốn làm mẹ vui nhưng ghét bị ra lệnh.

Tạo cho bé cách giải quyết vấn đề

Thay vì: “Đừng để đồ chơi trên ghế”, bạn có thể thử: “Bin, con cất đồ chơi vào chỗ mẹ cất 

hôm trước ấy nhé” để bé nhớ lại và tìm cách giải quyết vấn đề tốt hơn và tạo tư duy lâu dài

cho bé.

Nguyên tắc lặp lại

Ở trường học, các cô giáo thường dạy bé học thuộc một bài hát bằng cách hát từng câu 

một và lặp lại nhiều lần. Đó là cách để bé ghi nhớ. Mặc dù nếu thấy bé có thể ghi nhớ tốt 

những điều mẹ dặn, bạn vẫn cần nhắc nhở bé.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

BÀI NỔI BẬT