Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

Bảo Mẫu Thủ Dầu Một: DẠY BÉ KỸ NĂNG BẢO VỆ BẢN THÂN


Bố mẹ dù có bao bọc, bảo vệ bé kỹ nàng đến mức nào cũng không thể theo sát bé mọi lúc mọi nơi, nhất là khi bé đến tuổi đi học, tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài. Vì vậy, dạy bé kỹ năng bảo vệ bản thân là điều vô cùng quan trọng và cần thiết cho sự an toàn của bé.

 Một số kỹ năng bảo vệ bản thân và cần trang bị cho bé:

1. Với người lạ
Hãy dạy bé không được nghe theo những lời dụ dỗ của bất cứ người lạ nào và cũng không được đi theo họ, dù ở bất cứ nơi đâu.
Tuyệt đối không mở cửa cho người lạ khi người lớn vắng nhà.
Nói không với các món quà hay bất cứ thứ gì từ người lạ.
Nguyên tắc bàn tay:
Ôm với ông bà, cha mẹ, các thành viên trong gia đình
Nắm tay cô giáo, bạn bè hoặc họ hàng
Bắt tay khi gặp người quen
Vẫy tay với người lạ
Xua tay thể hiện thái độ dứt khoát với người khiến bé thật bất an.
2. Khi tự chơi
Ngay cả trong nhà, những mối nguy hiểm luôn rình rập xung quanh bé vì vậy hãy dạy bé những kỹ năng an toàn khi tự chơi nhưng hãy dạy bé đâu là đồ chơi, đâu là đồ dùng trong gia đình; đâu là đồ vật an toàn và đồ vật không an toàn, những điều không được làm như đưa tay vào ổ điện, lại gần nước sôi, bàn ủi…vv.
3.Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể
Dạy bé về giới tính và các vùng nhạy cảm
Ngoài bố mẹ khi giúp bé tắm rửa, bác sĩ và y tá thăm khám cho bé thì bất kể người nào cũng không được chạm vào cơ thể bé, nhất là những vùng nhạy cảm.
Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác. Sự tò mò về cơ thể người khác sẽ làm cho bé dễ bị lợi dụng dạy dỗ hay vô tình kích thích thú tính của kẻ xấu
Tránh xa, không bắt chuyện hay làm quen với người lạ hoặc không đi một mình với người.không đi với người lạ là đủ)
Không cho người lạ mặt vào nhà dù là hàng xóm hay người quen mà không có sự theo dõi của bố mẹ
Hãy đưa ra các giả thiết và hướng dẫn bé chạy trốn nếu không may bị tấn công. Mẹ có thể dạy bé tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh để la hét cầu cứu. Đồng thời, hãy dạy bé ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ và các số điện thoại khẩn cấp để sử dụng khi cần thiết.
Hãy dạy bé không cần sợ hãi hay lo lắng khi bị đe dọa hay làm tổn thương. Phải thông báo cho bố mẹ và người thân kể cả có kẻ xấu đe dọa phải giữ bí mật. Ngoài ra, hãy khuyến khích bé chủ động chia sẻ nếu bé không thích tiếp xúc với người nào.
4. Kỹ năng ứng xử khi bị lạc
Dạy bé ghi nhớ tên tuổi, số điện thoại của bố mẹ, địa chỉ nhà. Bên cạnh đó, hãy chuẩn bị cho bé mảnh giấy ghi thông tin liên lạc và dặn bé khi đi lạc hãy đưa cho cảnh sát hoặc cô chú bảo vệ – những người mặc đồng phục và đeo bảng tên ở công viên, khu thương mại.
Hãy thường xuyên kiểm tra trí nhớ của bé về thông tin liên lạc để khiến bé nhớ lâu hơn.
Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông
Hãy dạy bé hiểu được một số loại biển báo cơ bản, một số loại đường cơ bản, một số người có vai trò trong việc điều hành giao thông, đi bộ trên vỉa hè, luôn đi bên phải, cách sang đường khi qua các ngã ba, ngã tư…vv.

 Một số nguyên tắc khi dạy bé kỹ năng bảo vệ bản thân:

Thường xuyên nói chuyện, trao đổi với bé, tạo niềm tin trong bé
Khi bé sai, nên giải thích cho bé chứ không nên quát mắng bé.
Tập thói quen cho bé hiểu về nguyên nhân – kết quả. Điều này sẽ giúp bé biết cách hành động đúng hơn trong các tình huống của cuộc sống.
Sử dụng đóng kịch để giúp bé hiểu được những tình huống và cách giải quyết tình huống. Đây cách tốt nhất để bé hiểu được những tình huống có thể xảy ra trong thế giới muôn màu cũng như cách xử lý thông minh nhất.
Đưa ra những quy tắc an toàn và không an toàn, được phép và không được phép. Để thực hiện quy tắc này, bố mẹ cần làm gương để tạo niềm tin trong bé.
Trên đây là những kỹ năng bảo vệ bản thân cần dạy cho bé. Những kỹ năng này sẽ là hành trang quan trọng giúp bé tự tin và mạnh mẽ hơn trong cuộc sống 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

BÀI NỔI BẬT