Cách Dạy Con Ngoan Từ Việc Nói Chuyện Với Bé
Hãy hiểu bé, đặt mình vào bé
Các bé thường bày đồ chơi vương vãi khắp nhà, và thường thì bố mẹ sẽ phải đảm nhiệm
công việc dọn dẹp, điều này đôi khi khiến chúng ta tức giận. Nhưng thay vì nạt nộ hay
đánh bé, đừng hét lên với bé, mà hãy nói: “Mẹ cần con dọn dẹp hết đồ chơi con vừa bày ra.
Mẹ bận lắm, mẹ còn rất nhiều việc khác phải làm”. Đừng ra lệnh cho bé theo kiểu câu hỏi
như: “Con có nhặt đồ chơi lên ngay cho mẹ không”?, bé có thể sẽ trả lời là : “không”. Hãy
xoa dịu cơn giận dữ trong bạn bằng câu : “Con nhặt đồ chơi lên giúp mẹ nhé”, hay : “mẹ
con mình cùng dọn đồ chơi nhé”.
Tạo thói quen cho bé
Tạo cho bé một thói quen tốt là bạn đang “nhàn hóa” việc chăm con đấy, thay vì phải lôi
kéo, nịnh nọt, thậm chí quát mắng để con ngồi vào bàn ăn mỗi bữa, hãy cùng bé ghi nhớ
những điều cần làm bằng cách lặp đi lặp lại những câu nói như: “Phải rửa tay trước khi
ăn”, “Phải đeo dép, đội mũ khi đi ra ngoài” , “Thắt dây an toàn khi ngồi trên xe”…Bạn hãy
làm và từ từ cảm nhận thành quả “hạnh phúc” này nhé.
Tỏ thái độ dứt khoát với bé
Nếu bé cứ khăng khăng không chịu làm theo những gì bạn muốn, bé tỏ ý hờn dỗi, khóc ỉ ôi
đòi bạn phải làm theo ý bé, đừng chiều theo vì sẽ khiến bé dần hình thành tính cách kiêu
căng và bướng bỉnh. Hãy kết thúc cuộc tranh cãi bằng cách dứt khoát: “Mẹ sẽ không thay
đổi quyết định của mình”. Nhưng cũng đừng nên dừng lại ở đấy nhé, hãy lựa chọn thời
điểm khi bé đã bình tĩnh lại để giải thích cho bé hiểu tại sao bạn làm thế.
Nói những điều bé chấp nhận
Nhiều khi bé nhất quyết đòi đi chơi, trong khi cả bạn và bé chưa ăn cơm, hãy nói: “Khi nào
con ăn xong thì chúng ta đi chơi”, hay “ Chúng ta ăn cơm trước rồi sẽ đi chơi”…Hãy để bé
hiểu đó là việc mà bé cần hoàn thành trước khi làm những việc khác. Hãy khuyên bé về
những điều bạn lo lắng, như : “Con đừng chơi gần hồ, mẹ lo lắm đấy, nguy hiểm lắm”…
Thông báo trước:
Thay vì bắt con phải dừng chơi gì đó ngay, hãy thử nói: “Sắp đến giờ về rồi.
Con chuẩn bị chào tạm biệt các bạn nhé”.
Gọi tên bé:
Khi đề nghị bé điều gì, bạn hãy gọi tên bé, ví như: “Ngân, lấy giúp mẹ cốc nước”.
Hãy yêu cầu bé làm từng việc một, vì khi bạn nói càng nhiều, càng dông daì, bé càng
nhanh quên, hay cố tình lảng đi. Nếu muốn bé nghe lời, tốt hơn bạn nên để bé nhắc lại yêu
cầu của mình, bé nhắc được có nghĩa là bé đã hiểu những gì bạn nói.
Hãy nói “mẹ muốn” thay vì ra lệnh
Đừng nói kiểu ra lệnh cho bé như “Không được nghịch dao”, hay “Rửa tay ngay”, mà hãy
thay bằng “mẹ muốn con cất dao vào kệ”, “mẹ muốn con rửa tay trước”…
Điều này hợp với tâm lý phát triển của bé: muốn làm mẹ vui nhưng ghét bị ra lệnh.
Tạo cho bé cách giải quyết vấn đề
Thay vì: “Đừng để đồ chơi trên ghế”, bạn có thể thử: “Bin, con cất đồ chơi vào chỗ mẹ cất
hôm trước ấy nhé” để bé nhớ lại và tìm cách giải quyết vấn đề tốt hơn và tạo tư duy lâu dài
cho bé.
Nguyên tắc lặp lại
Ở trường học, các cô giáo thường dạy bé học thuộc một bài hát bằng cách hát từng câu
một và lặp lại nhiều lần. Đó là cách để bé ghi nhớ. Mặc dù nếu thấy bé có thể ghi nhớ tốt
những điều mẹ dặn, bạn vẫn cần nhắc nhở bé.
Tìm kiếm Blog này
Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016
BẢO MẪU THỦ DẦU MỘT: CÁCH DẠY CON MẠNH MẼ
Muốn con thành đạt hãy dạy con mạnh mẽ ngay khi còn nhỏ
Mỗi một công việc được xử lý tốt không có sự trợ giúp của người lớn sẽ giúp cho đứa trẻ
trưởng thành hơn rất nhiều.
Những đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ dễ thành đạt hơn một bé nhu mì, hiền lành..
Một chàng trai yếu đuối sẽ chẳng được ai chú ý, ngược lại một cô gái mạnh mẽ thường
gây được ấn tượng tốt.
Đáng tiếc trong khi dạy con, ít phụ huynh quan tâm tới việc đào tạo con thành một con
người mạnh mẽ... Mỗi khi bị ai bắt nạt về nhà khóc lóc, bố mẹ đừng xót xa mà nên dạy con
biết cách ứng xử khi bị bắt nạt. Tất nhiên, bố mẹ không nên khuyến khích đánh nhau, bố
mẹ hãy dạy con mạnh mẽ dù là con bạn là bé gái.
Người mạnh mẽ tuy vậy không phải là một người đanh đá, đầu gấu, đó phải là người mà
khó khăn không thể đánh gục họ, đó là những người làm những điều tốt đẹp không phải ai
cũng dám làm. Vậy cách nào để đào tạo con trở nên mạnh mẽ?
Trước hết, cha mẹ đừng ngần ngại để con tự vượt qua khó khăn của chính mình
- Nhiều cha mẹ thường có thói quen vội vàng nâng con lên, kêu to, nựng nịu, xin lỗi khi con
ngã lúc 2-3 tuổi. Hành vi đó rõ ràng là do thương con nhưng lại khiến con càng dễ ăn vạ và
trở nên yếu đuối. Thay vào đó, cha mẹ chỉ cần một câu nhắc nhở nhẹ nhàng: “Con đứng
lên đi, con không sao mà”, rồi hãy chờ các bé tự đứng lên và tự nín. Điều đó sẽ khiến đứa
trẻ không cảm thấy sợ hãi nếu bị vấp ngã lần sau. Cho dù xung quanh có cha mẹ hay
không thì đứa trẻ vẫn có thể tự lo cho mình khi bị ngã.Tự biết nguyên nhân làm bé bị ngã!
- Khi con ăn, cha mẹ vì muốn nhanh chóng giải quyết bữa ăn của con đã nhanh tay xúc
cho con cũng sẽ khiến con trở nên phụ thuộc. Những thìa cơm đầu tiên con xúc chắc chắn
sẽ vụng về. Chỉ cần được luyện tập sớm và nhiều, các bé sẽ trở nên khéo léo hơn. Việc tập
ăn này nên bắt đầu từ khi các bé biết ngồi, có thể ngồi vững trong ghế ăn. Ban đầu, cha mẹ
sẽ xúc cùng con ngay khi con đang học chọc vào thức ăn. Tuy nhiên không nên để bé hiểu
là đang được xúc hộ, hãy để bé nghĩ là bé đang tự ăn do tay bé đưa lên. Sau khi con đã
xúc khéo léo và gọn gàng, cha mẹ nên để con tự mình giải quyết nhu cầu ăn uống ấy.
- Những đứa trẻ được bao bọc quá nhiều, lên cấp 2 vẫn chưa biết nấu cơm thì sẽ có tính
phụ thuộc cực kỳ cao và rất yếu đuối. Bé nên được học những kỹ năng sống càng sớm
càng tốt.
Học sử dụng dao, kim khâu, đi chợ, nấu ăn... Hãy dạy cho con mình mọi kỹ năng tối thiểu
nhất để tồn tại hoàn toàn độc lập khi vào cấp 2 -3 sẽ chẳng điều gì còn khiến con lo ngại và
sợ hãi. Mọi vấn đề con đều giải quyết tốt mà không cần bất kể ai trợ giúp khi cha mẹ luôn
dạy con các kỹ năng như thế.
- Hãy tạo cho con ý thức trách nhiệm: Một số cha mẹ khi không hướng dẫn con làm bài tập
ở nhà đã vội vàng đến xin cô, bịa ra lý do cháu mệt để không bị cô trách mắng. Đó là hành
vi nói dối, chối tội, khiến đứa trẻ không chỉ thích thú với những hành vi xấu mà còn thiếu ý
thức trách nhiệm với công việc. Tạo cho con ý thức trách nhiệm cũng là một phần để tạo ra
con người mạnh mẽ. Các bạn nên biết: để hoàn tất trọn vẹn những trách nhiệm( học hành,
chăm sóc bản thân) nhiều khi trẻ rất cần đến sự mạnh mẽ và quyết tâm.
- Cuối cùng, các cha mẹ hãy đặt ra các thách thức để con tự giải quyết: Mỗi một công việc
được xử lý tốt không có sự trợ giúp của người lớn sẽ giúp cho đứa trẻ trưởng thành hơn
rất nhiều.
Các cha mẹ có thể nhận ra, để dạy con mạnh mẽ rất cần những thử thách từ nhỏ
đến lớn.
Dạy con kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm, rồi tạo ra các thách thức cho con sẽ
giúp con dần dần trưởng thành và mạnh mẽ.
Những đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ thì mới có khả năng thành đạt, trẻ con rồi cũng thành
người lớn, rồi cũng phải rời xa chúng ta, các cha mẹ đừng quên đào tạo con tính cách này
nhé!
Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016
BẢO MẪU THỦ DẦU MỘT: DẠY CON CÁCH ĂN UỐNG
DẠY CON CÁCH ĂN UỐNG LỊCH SỰ
1.Trước khi và sau ăn phải biết “mời”
Cũng như bao người khác, vợ chồng tôi luôn dạy con trước khi ăn phải có lời mời những người lớn tuổi, đó là ông bà, bố mẹ, anh chị em… Đây là phép tắc, lễ nghĩa trên bàn ăn cơ bản và quan trọng mà bé cần học từ khi còn nhỏ.
Trước mỗi bữa ăn, tôi đều mời bé cùng mọi người trong gia đình ăn cơm. Mới đầu con chưa biết gì, nên tôi thường dạy khéo con rằng “đứa trẻ ngoan là phải biết mời mọi người ăn cơm”. Khi đã nhận thức rõ được vấn đề, con ngoan ngoãn làm theo như lời mẹ dặn.
Sau khi ăn xong, tôi cũng dạy bé nói “con mời bố mẹ, ông bà ăn cơm, con ăn xong rồi”. Và trước khi con rời bàn ăn, con phải tự giác để gọn bát đũa và thĩa của mình vào một chỗ. Rèn con như vậy, con sẽ có đức tính cẩn thận và gọn gàng.
Do đó, nếu muốn trẻ biết cách mời người lớn trước khi ăn thì bạn hãy làm gương. Chính việc cha mẹ mời con cái ăn cơm lại là bài học hiệu quả, bởi trẻ hay bắt chước và mời lại. Đến lúc này, bạn hãy chỉ ra cho trẻ lý do tại sao trước khi ăn phải mời người lớn trước và mời tất cả mọi người. Đó là sự thể hiện tình cảm, sự tôn trọng mà tất cả mọi người đều làm.
2. Ngồi ngay ngắn trong khi ăn
Trẻ em thường hiếu động, nên chúng sẽ không chịu ngồi im một chỗ. Có không ít trẻ khi ăn thường chạy lung tung, làm việc riêng. Khi bị cha mẹ bắt ngồi ăn thì hờn dỗi không chịu ăn. Chính vì vậy, khi bé có thể ngồi ăn cùng với gia đình, người lớn nên rèn cho trẻ phải ngồi ngay ngắn khi ăn, không được chạy nhảy lung tung, không được nghịch ngợm trên bàn ăn.
Tuy nhiên, việc tạo thói quen ngồi ngay ngắn khi ăn cho bé rất khó khăn, với bé bông, ngay từ trước đó tôi và ông bà đã rèn cho cách ăn uống nghiêm túc từ nhỏ, không bế rong đi chơi mỗi khi cho ăn và cho bé ăn với thời gian nhất định. Khi đó, tôi thường có một câu “con phải ngồi tử tế, ăn uống xong xuôi mới được làm việc khác”.
Ông bà rất nghiêm khắc trong khoản cư xử trên bàn ăn, nên yêu cầu con cháu cũng phải chú ý. Tôi hiểu được tâm lí bố mẹ nên cũng cố rèn con. Khi ăn, con không được chống tay; không vừa ăn và nói khi miệng còn đầy thức ăn; không nhai tóp tép; cầm bát lên khi gắp thức ăn vào miệng; không nghịch đồ chơi khi ngồi vào bàn….
Tuy cách dạy có hơi nghiêm khắc, nhưng con sẽ rèn được sự tập trung, tránh bị sao nhãng khi đang làm một việc gì đó, và khi con tập trung thì năng suất và hiệu quả sẽ tăng gấp bội
.
3. Không được “kén cá chọn canh”
Trong việc ăn uống, có nhiều bé có thể được sướng từ nhỏ, nên hay có nhiều hạch sách bố mẹ, không chịu ăn cái này, phải ăn cái kia. Nhiều cha mẹ chiều theo ý bé là đang tạo thói quen xấu cho trẻ. Bố mẹ cần phải chấm dứt ngay tình trạng này của con, nếu không sẽ khiến con quen mui, rùi “có voi đòi tiên”.
Với những món con bị dị ứng, thì tôi sẽ tránh và không cho cháu ăn. Nhưng với những món bình thường, tốt cho sức khỏe, con tỏ thái độ không muốn ăn, tôi sẽ cố giải thích tại sao con nên ăn nó. Nếu nói mà không được, tôi sẽ nấu đi nấu lại món đó nhiều lần, khi không có gì để ăn thì con sẽ bắt buộc phải ăn những món đó.
Mọi người đừng vội trách tôi là người mẹ “độc ác”, vì tôi làm vậy chỉ muốn tốt cho con. Nếu con khó ăn, kén cá chọn canh thì đến lúc con đi ăn ngoài, không ai có thể phục vụ hết được theo nhu cầu của con. Con phải tập cách ăn uống lành mạnh.
4. Ăn khi được cho phép
Trẻ con thường hiếu động và chưa có ý thức về phép lịch sự. Do đó, khi thấy vật hay món ăn gì lạ thì thường tự mình khám phá. Nếu không được người lớn nhắc nhở, trẻ sẽ cho mình thói quen tự tiện đụng vào đồ đạc của người khác hoặc tự ý bốc thức ăn trên bàn.
Tôi luôn dặn bé Bông nhà mình, trước khi ăn gì thì phải hỏi ý kiến của bố mẹ hoặc ông bà, không được tự ý ăn. Vì vậy, trước khi ăn gì, con luôn cầm đến và hỏi “mẹ cho con ăn cái này nhé?”, “con ăn cái này được không ba”…., bé ý thức rõ rằng phải được thông qua mới có thể ăn.
Hay đơn giản khi ngồi vào bàn ăn, con phải đợi mọi người ngồi vào bàn, mời người lớn ăn rồi sau đó mới được động bát đũa. Nhất định phải dạy con nhớ “ăn có trên có dưới”, “ ăn trông nồi ngồi trông hướng”
Mỗi gia đình đều có cách dạy con khác nhau, nhưng theo tôi, cha mẹ cần đề cao việc dạy cách ứng xử và hành động của con trên bàn ăn. Với cách dạy này, gia đình tôi không sợ bị xấu hổ khi cho con tham gia vào các bữa ăn đông người.
1.Trước khi và sau ăn phải biết “mời”
Cũng như bao người khác, vợ chồng tôi luôn dạy con trước khi ăn phải có lời mời những người lớn tuổi, đó là ông bà, bố mẹ, anh chị em… Đây là phép tắc, lễ nghĩa trên bàn ăn cơ bản và quan trọng mà bé cần học từ khi còn nhỏ.
Trước mỗi bữa ăn, tôi đều mời bé cùng mọi người trong gia đình ăn cơm. Mới đầu con chưa biết gì, nên tôi thường dạy khéo con rằng “đứa trẻ ngoan là phải biết mời mọi người ăn cơm”. Khi đã nhận thức rõ được vấn đề, con ngoan ngoãn làm theo như lời mẹ dặn.
Sau khi ăn xong, tôi cũng dạy bé nói “con mời bố mẹ, ông bà ăn cơm, con ăn xong rồi”. Và trước khi con rời bàn ăn, con phải tự giác để gọn bát đũa và thĩa của mình vào một chỗ. Rèn con như vậy, con sẽ có đức tính cẩn thận và gọn gàng.
Do đó, nếu muốn trẻ biết cách mời người lớn trước khi ăn thì bạn hãy làm gương. Chính việc cha mẹ mời con cái ăn cơm lại là bài học hiệu quả, bởi trẻ hay bắt chước và mời lại. Đến lúc này, bạn hãy chỉ ra cho trẻ lý do tại sao trước khi ăn phải mời người lớn trước và mời tất cả mọi người. Đó là sự thể hiện tình cảm, sự tôn trọng mà tất cả mọi người đều làm.
2. Ngồi ngay ngắn trong khi ăn
Trẻ em thường hiếu động, nên chúng sẽ không chịu ngồi im một chỗ. Có không ít trẻ khi ăn thường chạy lung tung, làm việc riêng. Khi bị cha mẹ bắt ngồi ăn thì hờn dỗi không chịu ăn. Chính vì vậy, khi bé có thể ngồi ăn cùng với gia đình, người lớn nên rèn cho trẻ phải ngồi ngay ngắn khi ăn, không được chạy nhảy lung tung, không được nghịch ngợm trên bàn ăn.
Tuy nhiên, việc tạo thói quen ngồi ngay ngắn khi ăn cho bé rất khó khăn, với bé bông, ngay từ trước đó tôi và ông bà đã rèn cho cách ăn uống nghiêm túc từ nhỏ, không bế rong đi chơi mỗi khi cho ăn và cho bé ăn với thời gian nhất định. Khi đó, tôi thường có một câu “con phải ngồi tử tế, ăn uống xong xuôi mới được làm việc khác”.
Ông bà rất nghiêm khắc trong khoản cư xử trên bàn ăn, nên yêu cầu con cháu cũng phải chú ý. Tôi hiểu được tâm lí bố mẹ nên cũng cố rèn con. Khi ăn, con không được chống tay; không vừa ăn và nói khi miệng còn đầy thức ăn; không nhai tóp tép; cầm bát lên khi gắp thức ăn vào miệng; không nghịch đồ chơi khi ngồi vào bàn….
Tuy cách dạy có hơi nghiêm khắc, nhưng con sẽ rèn được sự tập trung, tránh bị sao nhãng khi đang làm một việc gì đó, và khi con tập trung thì năng suất và hiệu quả sẽ tăng gấp bội
.
3. Không được “kén cá chọn canh”
Trong việc ăn uống, có nhiều bé có thể được sướng từ nhỏ, nên hay có nhiều hạch sách bố mẹ, không chịu ăn cái này, phải ăn cái kia. Nhiều cha mẹ chiều theo ý bé là đang tạo thói quen xấu cho trẻ. Bố mẹ cần phải chấm dứt ngay tình trạng này của con, nếu không sẽ khiến con quen mui, rùi “có voi đòi tiên”.
Với những món con bị dị ứng, thì tôi sẽ tránh và không cho cháu ăn. Nhưng với những món bình thường, tốt cho sức khỏe, con tỏ thái độ không muốn ăn, tôi sẽ cố giải thích tại sao con nên ăn nó. Nếu nói mà không được, tôi sẽ nấu đi nấu lại món đó nhiều lần, khi không có gì để ăn thì con sẽ bắt buộc phải ăn những món đó.
Mọi người đừng vội trách tôi là người mẹ “độc ác”, vì tôi làm vậy chỉ muốn tốt cho con. Nếu con khó ăn, kén cá chọn canh thì đến lúc con đi ăn ngoài, không ai có thể phục vụ hết được theo nhu cầu của con. Con phải tập cách ăn uống lành mạnh.
4. Ăn khi được cho phép
Trẻ con thường hiếu động và chưa có ý thức về phép lịch sự. Do đó, khi thấy vật hay món ăn gì lạ thì thường tự mình khám phá. Nếu không được người lớn nhắc nhở, trẻ sẽ cho mình thói quen tự tiện đụng vào đồ đạc của người khác hoặc tự ý bốc thức ăn trên bàn.
Tôi luôn dặn bé Bông nhà mình, trước khi ăn gì thì phải hỏi ý kiến của bố mẹ hoặc ông bà, không được tự ý ăn. Vì vậy, trước khi ăn gì, con luôn cầm đến và hỏi “mẹ cho con ăn cái này nhé?”, “con ăn cái này được không ba”…., bé ý thức rõ rằng phải được thông qua mới có thể ăn.
Hay đơn giản khi ngồi vào bàn ăn, con phải đợi mọi người ngồi vào bàn, mời người lớn ăn rồi sau đó mới được động bát đũa. Nhất định phải dạy con nhớ “ăn có trên có dưới”, “ ăn trông nồi ngồi trông hướng”
Mỗi gia đình đều có cách dạy con khác nhau, nhưng theo tôi, cha mẹ cần đề cao việc dạy cách ứng xử và hành động của con trên bàn ăn. Với cách dạy này, gia đình tôi không sợ bị xấu hổ khi cho con tham gia vào các bữa ăn đông người.
BẢO MẪU THỦ DẦU MỘT: CÁCH DẠY CON KHÔNG CẦN ROI VỌT
Cách dạy con "không cần roi"
Những cách phạt con rất công hiệu, không cần đòn roi, không cần quát mắng con vẫn đi vào nề nếp. Các mẹ nên tìm hiểu và học hỏi theo họ.
1. Cấm túc
Cấm túc là phương pháp phạt phổ biến nhất được sử dụng tại các gia đình. Mỗi khi con mắc sai lầm gì, các bà mẹ sẽ không cho con ra ngoài chơi, yêu cầu con phải ngoan ngoãn ở nhà. Thời gian bị cấm túc sẽ phụ thuộc vào mức độ phạm lỗi mà con gây ra. Dù trẻ lớn hay nhỏ, một khi đã mắc lội đều bị cấm túc.
Do các trẻ nhỏ của nước ngoài, từ bé đã được dạy những bài học cơ bản nhất là không được động đến các thiết bị nguy hiểm trong nhà. Nên họ không lo lắng nhiều khi cấm túc, bắt các bé ở trong nhà. Nhưng có nhiều mẹ thì khác, chiều chuộng, bao bọc con quá kĩ nên sẽ nghĩ nhốt trẻ một mình trong phòng là nguy hiểm.
Cô bạn tôi đã áp dụng cách này với nhóc tì nhà mình và phải thừa nhận đây là phương pháp hiệu quả. Một khi bị nhốt trong nhà, các bé sẽ có thời gian suy nghĩ về những hành động mà mình đã gây ra. Ai mà lại thích bị nhốt trong nhà, đến lúc đó, chúng sẽ tự nhận ra và biết kiểm điểm lỗi lầm của mình. Không cần đánh đòn mà con vẫn biết lỗi.
2. Cắt tiền tiêu vặt
Các bạn trẻ ở Mỹ thường được cấp tiền tiêu vặt hàng ngày hoặc hàng tháng. Nhưng một khi phạm lỗi, số tiền tiêu vặt đó sẽ bị cắt. Nhưng bù lại, họ biết cách động viên khuyến khích con bằng cách, cho con tự làm việc nhà và trả công theo đúng mức độ làm việc của con.
Cô ấy kể đã từng cắt tiền tiêu vặt của con trong 1 tuần vì tội nói dối mẹ.
3. Tước bỏ thú vui, sở thích của con
Đánh đòn có thể khiến con đau, nhưng chúng chỉ đau lúc ấy. Đối với các bạn nhỏ, tước bỏ những thú vui, sở thích của con khi con làm sai còn hiệu quả hơn là dùng đòn roi. Những “đặc quyền” mẹ tước phụ thuộc vào từng sở thích cụ thể của con, đó có thể là không cho xem tivi, dùng máy tính, đi chơi nhà hàng xóm...
Thông thường, cô ấy thường phạt con khoảng từ 1-2 ngày. Sau mỗi lần như thế, cu cậu nhà cô ấy thường không lặp lại nỗi đã mắc nữa.
4. Cho con làm việc nhà
Đi kèm với việc cấm túc, các bà mẹ Mỹ thường yêu cầu con làm việc nhà để “chịu phạt” vì lỗi lầm mình đã gây ra. Trẻ nhỏ thì yêu cầu dọn phòng của chính mình; lớn thì cắt cỏ ngoài vườn, dọn dẹp lại toàn bộ nhà cửa. Sau mỗi lần như vậy, không chỉ giúp trẻ hối lội mà còn rèn luyện cho con biết tự làm việc nhà.
Có lần đứa lớn nhà cô mải đi chơi nên không chịu dọn dẹp lại phòng mình theo yêu cầu, cô đã phạt con bé không những phải dọn phòng mình mà phải dọn luôn cho cả nhà.
5. Biết khen thưởng con đúng lúc
Liệu có nên kết luận trẻ nhỏ ở Mỹ sướng hơn ở Việt Nam, khi chúng phạm lỗi không bị đánh, khi lập công được khen thưởng. Còn ở Việt Nam, phạm lỗi thì bị đánh, làm tốt thì ít được khen ngợi. Chỉ cần một câu khen ngợi đã giúp các bé thấy vui vẻ, và có động lực để lần sau cố gắng.
Biết đâu chỉ một cái ôm, một cái vỗ tay, một cái hôn chúc mừng sẽ giúp con thích thú hơn rất nhiều.
Đó là những cách phạt con không cần đòn roi mà bạn tôi đã nói cho tôi. Tôi thừa nhận người Mỹ họ dạy con một cách công minh, có thưởng có phạt rõ ràng. Có thể mỗi hình phạt của hộ sẽ kéo dài 1,2 ngày hay thậm chí hàng tuần, nhưng hiệu quả mang lại cao hơn một trận đòn roi. Trước đây, cô bạn này vốn là người nóng tính và bảo thủ, nhưng có lẽ sống ở nước ngoài lâu nên cô đã thay đổi tư tưởng, biết nghĩ một cách phóng khoáng và chín chắn hơn.
Những cách phạt con rất công hiệu, không cần đòn roi, không cần quát mắng con vẫn đi vào nề nếp. Các mẹ nên tìm hiểu và học hỏi theo họ.
1. Cấm túc
Cấm túc là phương pháp phạt phổ biến nhất được sử dụng tại các gia đình. Mỗi khi con mắc sai lầm gì, các bà mẹ sẽ không cho con ra ngoài chơi, yêu cầu con phải ngoan ngoãn ở nhà. Thời gian bị cấm túc sẽ phụ thuộc vào mức độ phạm lỗi mà con gây ra. Dù trẻ lớn hay nhỏ, một khi đã mắc lội đều bị cấm túc.
Do các trẻ nhỏ của nước ngoài, từ bé đã được dạy những bài học cơ bản nhất là không được động đến các thiết bị nguy hiểm trong nhà. Nên họ không lo lắng nhiều khi cấm túc, bắt các bé ở trong nhà. Nhưng có nhiều mẹ thì khác, chiều chuộng, bao bọc con quá kĩ nên sẽ nghĩ nhốt trẻ một mình trong phòng là nguy hiểm.
Cô bạn tôi đã áp dụng cách này với nhóc tì nhà mình và phải thừa nhận đây là phương pháp hiệu quả. Một khi bị nhốt trong nhà, các bé sẽ có thời gian suy nghĩ về những hành động mà mình đã gây ra. Ai mà lại thích bị nhốt trong nhà, đến lúc đó, chúng sẽ tự nhận ra và biết kiểm điểm lỗi lầm của mình. Không cần đánh đòn mà con vẫn biết lỗi.
2. Cắt tiền tiêu vặt
Các bạn trẻ ở Mỹ thường được cấp tiền tiêu vặt hàng ngày hoặc hàng tháng. Nhưng một khi phạm lỗi, số tiền tiêu vặt đó sẽ bị cắt. Nhưng bù lại, họ biết cách động viên khuyến khích con bằng cách, cho con tự làm việc nhà và trả công theo đúng mức độ làm việc của con.
Cô ấy kể đã từng cắt tiền tiêu vặt của con trong 1 tuần vì tội nói dối mẹ.
3. Tước bỏ thú vui, sở thích của con
Đánh đòn có thể khiến con đau, nhưng chúng chỉ đau lúc ấy. Đối với các bạn nhỏ, tước bỏ những thú vui, sở thích của con khi con làm sai còn hiệu quả hơn là dùng đòn roi. Những “đặc quyền” mẹ tước phụ thuộc vào từng sở thích cụ thể của con, đó có thể là không cho xem tivi, dùng máy tính, đi chơi nhà hàng xóm...
Thông thường, cô ấy thường phạt con khoảng từ 1-2 ngày. Sau mỗi lần như thế, cu cậu nhà cô ấy thường không lặp lại nỗi đã mắc nữa.
4. Cho con làm việc nhà
Đi kèm với việc cấm túc, các bà mẹ Mỹ thường yêu cầu con làm việc nhà để “chịu phạt” vì lỗi lầm mình đã gây ra. Trẻ nhỏ thì yêu cầu dọn phòng của chính mình; lớn thì cắt cỏ ngoài vườn, dọn dẹp lại toàn bộ nhà cửa. Sau mỗi lần như vậy, không chỉ giúp trẻ hối lội mà còn rèn luyện cho con biết tự làm việc nhà.
Có lần đứa lớn nhà cô mải đi chơi nên không chịu dọn dẹp lại phòng mình theo yêu cầu, cô đã phạt con bé không những phải dọn phòng mình mà phải dọn luôn cho cả nhà.
5. Biết khen thưởng con đúng lúc
Liệu có nên kết luận trẻ nhỏ ở Mỹ sướng hơn ở Việt Nam, khi chúng phạm lỗi không bị đánh, khi lập công được khen thưởng. Còn ở Việt Nam, phạm lỗi thì bị đánh, làm tốt thì ít được khen ngợi. Chỉ cần một câu khen ngợi đã giúp các bé thấy vui vẻ, và có động lực để lần sau cố gắng.
Biết đâu chỉ một cái ôm, một cái vỗ tay, một cái hôn chúc mừng sẽ giúp con thích thú hơn rất nhiều.
Đó là những cách phạt con không cần đòn roi mà bạn tôi đã nói cho tôi. Tôi thừa nhận người Mỹ họ dạy con một cách công minh, có thưởng có phạt rõ ràng. Có thể mỗi hình phạt của hộ sẽ kéo dài 1,2 ngày hay thậm chí hàng tuần, nhưng hiệu quả mang lại cao hơn một trận đòn roi. Trước đây, cô bạn này vốn là người nóng tính và bảo thủ, nhưng có lẽ sống ở nước ngoài lâu nên cô đã thay đổi tư tưởng, biết nghĩ một cách phóng khoáng và chín chắn hơn.
BẢO MẪU THỦ DẦU MỘT: Cách Giúp Bé Yêu Ngủ Trưa
Cách giúp bé yêu ngủ trưa ngon giấc
Tạo thời gian biểu hợp lý để bé yêu ngủ trưa ngon giấc
Việc này hết sức quan trọng đấy nhé, bởi mỗi đứa trẻ sẽ có một nhịp sinh học riêng. Nếu bé đi ngủ với một cái bụng ăn quá no hay quá đói đều khó ngủ hoặc chưa đến giờ bé muốn ngủ mà bạn ép bé đi ngủ thì chắc chắn bé không thể ngủ trưa ngon giấc được rồi. Chính vì vậy bạn cần tạo thời gian biểu hợp lý để bé yêu ngủ trưa ngon giấc một cách tốt nhất, đều đặn nhất, hiệu quả nhất nhé.
Các mẹ cần tìm hiểu về nhịp sinh học của bé, về thời gian bé dễ ngủ trưa nhất để tạo thời gian biểu giúp bé dễ ngủ ngon và sâu giấc hơn. Tuy nhiên, tốt nhất ngay từ khi các bé yêu còn nhỏ, mẹ cần tạo thói quen cho bé yêu ngủ trưa ngon giấc đúng giờ, thời gian từ 11g30 đến 12g30 là thời điểm lý tưởng để trẻ ngủ trưa, sự điều độ, hợp lý trong sinh hoạt sẽ giúp trẻ lớn nhanh hơn, phát triển tốt hơn rất nhiều.
Tạo không gian phù hợp giúp bé yêu ngủ trưa ngon giấc hơn
Không gian giấc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng, phòng ngủ của bé nếu nhiều ánh sáng, nhiều tiếng ồn hay thiếu đi sự gọn gàng, sạch sẽ bé cũng khó có thể ngủ ngon, tốt nhất. Để bé yêu ngủ trưa ngon giấc, không gian phòng ngủ của bé phải yên tĩnh, không có tiếng ồn, không có người qua lại đồng thời phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, gọn gàng, không có gió lùa và không có quá nhiều ánh sáng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé nhé. Không gian phòng ngủ được trang trí bắt mắt, sinh động theo sở thích của bé cũng sẽ lôi cuốn bé yêu tự nguyện leo lên giường ngủ trưa mỗi ngày nữa đấy.
Có biện pháp tác động tích cực để bé yêu ngủ trưa ngon giấc
Bạn không nên ép buộc bé lên giường, bắt bé phải nhắm mắt ngủ, làm như thế sẽ khiến bé bị áp lực và có cảm giác sợ hãi giấc ngủ trưa đấy. Hãy lôi cuốn trẻ lên giường ngủ trưa đúng giờ bằng các biện pháp tác động tích cực như:
– Đung đưa nhẹ nhàng trên tay kết hợp hát ru hoặc cho bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, du dương đến khi bé yêu ngủ ngon rồi mới đặt bé xuống giường hoặc cũi nhé.
– Mua cho bé những con gấu bông ngộ nghĩnh những chiếc gối ôm xinh xắn để bé ôm lúc ngủ theo sở thích của các bé.
– Đọc truyện cho bé nghe trước giấc ngủ trưa cũng là một biện pháp hay để bé yêu ngủ trưa ngon giấc mà rất nhiều người đã áp dụng hiệu quả đấy.
– Hãy kể cho bé nghe về câu chuyện của những cậu bé thông minh, cao lớn hơn người nhờ ngủ trưa đều đặn mỗi ngày để bé có động lực tự nguyện ngủ trưa mà không cần bạn bắt ép nhé.
Người lớn cần noi gương ngủ trưa cho bé yêu học theo
Là bố mẹ, ông bà hay bất kỳ người lớn nào trong nhà cần phải noi gương để các bé yêu học theo về việc ngủ trưa đều đặn mỗi ngày nhé. Hãy tạm thời “hi sinh” việc xem những bộ phim hay, tạm gác lại những công việc cần làm và đi ngủ trưa đúng giờ bé yêu cần đi ngủ để bé học theo. Thậm chí khi nằm cạnh bé dù không muốn ngủ cũng hãy giả vờ nhắm mắt, bé không còn ai để chơi đùa, nhõng nhẽo sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ nhanh hơn đấy.
Đừng bao giờ ép buộc bé ngủ trưa, ép buộc bé ăn hay làm bất cứ việc gì mà hãy có biện pháp tác động nhẹ nhàng, phù hợp, đánh trúng tâm lý của bé dần dần bé sẽ tự nguyện làm theo hướng dẫn của bạn một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Và 4 chiêu hay giúp bé yêu ngủ trưa ngon giấc trên đây cũng mang ý nghĩa như thế, hãy áp dụng linh động, đúng cách, phù hợp các biện pháp nêu trên trong một thời gian nhất định, đảm bảo các bé yêu sẽ tự nguyện đi vào giấc ngủ trưa ngon giấc một cách đều đặn, đúng giờ hàng ngày mà đôi khi không cần bạn phải nhắc nhở, ép buộc đâu đấy.
Tạo thời gian biểu hợp lý để bé yêu ngủ trưa ngon giấc
Việc này hết sức quan trọng đấy nhé, bởi mỗi đứa trẻ sẽ có một nhịp sinh học riêng. Nếu bé đi ngủ với một cái bụng ăn quá no hay quá đói đều khó ngủ hoặc chưa đến giờ bé muốn ngủ mà bạn ép bé đi ngủ thì chắc chắn bé không thể ngủ trưa ngon giấc được rồi. Chính vì vậy bạn cần tạo thời gian biểu hợp lý để bé yêu ngủ trưa ngon giấc một cách tốt nhất, đều đặn nhất, hiệu quả nhất nhé.
Các mẹ cần tìm hiểu về nhịp sinh học của bé, về thời gian bé dễ ngủ trưa nhất để tạo thời gian biểu giúp bé dễ ngủ ngon và sâu giấc hơn. Tuy nhiên, tốt nhất ngay từ khi các bé yêu còn nhỏ, mẹ cần tạo thói quen cho bé yêu ngủ trưa ngon giấc đúng giờ, thời gian từ 11g30 đến 12g30 là thời điểm lý tưởng để trẻ ngủ trưa, sự điều độ, hợp lý trong sinh hoạt sẽ giúp trẻ lớn nhanh hơn, phát triển tốt hơn rất nhiều.
Tạo không gian phù hợp giúp bé yêu ngủ trưa ngon giấc hơn
Không gian giấc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng, phòng ngủ của bé nếu nhiều ánh sáng, nhiều tiếng ồn hay thiếu đi sự gọn gàng, sạch sẽ bé cũng khó có thể ngủ ngon, tốt nhất. Để bé yêu ngủ trưa ngon giấc, không gian phòng ngủ của bé phải yên tĩnh, không có tiếng ồn, không có người qua lại đồng thời phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, gọn gàng, không có gió lùa và không có quá nhiều ánh sáng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé nhé. Không gian phòng ngủ được trang trí bắt mắt, sinh động theo sở thích của bé cũng sẽ lôi cuốn bé yêu tự nguyện leo lên giường ngủ trưa mỗi ngày nữa đấy.
Có biện pháp tác động tích cực để bé yêu ngủ trưa ngon giấc
Bạn không nên ép buộc bé lên giường, bắt bé phải nhắm mắt ngủ, làm như thế sẽ khiến bé bị áp lực và có cảm giác sợ hãi giấc ngủ trưa đấy. Hãy lôi cuốn trẻ lên giường ngủ trưa đúng giờ bằng các biện pháp tác động tích cực như:
– Đung đưa nhẹ nhàng trên tay kết hợp hát ru hoặc cho bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, du dương đến khi bé yêu ngủ ngon rồi mới đặt bé xuống giường hoặc cũi nhé.
– Mua cho bé những con gấu bông ngộ nghĩnh những chiếc gối ôm xinh xắn để bé ôm lúc ngủ theo sở thích của các bé.
– Đọc truyện cho bé nghe trước giấc ngủ trưa cũng là một biện pháp hay để bé yêu ngủ trưa ngon giấc mà rất nhiều người đã áp dụng hiệu quả đấy.
– Hãy kể cho bé nghe về câu chuyện của những cậu bé thông minh, cao lớn hơn người nhờ ngủ trưa đều đặn mỗi ngày để bé có động lực tự nguyện ngủ trưa mà không cần bạn bắt ép nhé.
Người lớn cần noi gương ngủ trưa cho bé yêu học theo
Là bố mẹ, ông bà hay bất kỳ người lớn nào trong nhà cần phải noi gương để các bé yêu học theo về việc ngủ trưa đều đặn mỗi ngày nhé. Hãy tạm thời “hi sinh” việc xem những bộ phim hay, tạm gác lại những công việc cần làm và đi ngủ trưa đúng giờ bé yêu cần đi ngủ để bé học theo. Thậm chí khi nằm cạnh bé dù không muốn ngủ cũng hãy giả vờ nhắm mắt, bé không còn ai để chơi đùa, nhõng nhẽo sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ nhanh hơn đấy.
Đừng bao giờ ép buộc bé ngủ trưa, ép buộc bé ăn hay làm bất cứ việc gì mà hãy có biện pháp tác động nhẹ nhàng, phù hợp, đánh trúng tâm lý của bé dần dần bé sẽ tự nguyện làm theo hướng dẫn của bạn một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Và 4 chiêu hay giúp bé yêu ngủ trưa ngon giấc trên đây cũng mang ý nghĩa như thế, hãy áp dụng linh động, đúng cách, phù hợp các biện pháp nêu trên trong một thời gian nhất định, đảm bảo các bé yêu sẽ tự nguyện đi vào giấc ngủ trưa ngon giấc một cách đều đặn, đúng giờ hàng ngày mà đôi khi không cần bạn phải nhắc nhở, ép buộc đâu đấy.
BẢO MẪU THỦ DẦU MỘT: DẠY CON TỰ GIÁC HỌC TẬP
Cách tạo thói quen tự giác học tập
cách tạo thói quen tự giác học tập cho trẻ hy vọng giúp bạn có thể tạo được những thói quen tốt, thói quen tự giác học tập cho trẻ để giúp trẻ có được những kết quả cao hơn trong học tập.
Cách tạo thói quen tự giác
Khi có một góc học tập mà bé yêu thích thì bé sẽ có ý thức tự giác ngồi vào bàn học hơn. Bạn nên chuẩn bị một góc học tập với không gian yên tĩnh, đủ ánh sáng, dụng cụ học tập được xếp ngay ngắn và phòng học được sơn màu sắc mà bé yêu thích. Ngoài ra bạn nên có một thời gian biểu cho bé ở trong phòng học để giúp bé có thể tự điều chỉnh được thời gian của mình, đó cũng được xem là một cách tạo thói quen tự giác học tập cho trẻ hiệu quả.
Bạn nên tạo ra những nguyên tắc hợp lý để con bạn dễ dàng nghe theo như ăn cơm xong 30 phút lên ngồi học bài, học xong bài mới được cho xem tivvi… Những nguyên tắc này được làm thường xuyên thì khi lớn lên nó sẽ trở thành thói quen cho con trẻ nhà bạn mà không cần bạn phải nhắc nhở.
Sắp xếp thời gian hợp lý để tạo thói quen tự giác học bài cho bé
Khi còn nhỏ các bé vẫn còn rất ham chơi chưa chịu tập trung vào việc học. Chính vì thế bạn cần hiểu được độ tập trung của trẻ rồi sắp xếp thời gian học bài và nghỉ ngơi hợp lý cho trẻ. Không nên bắt trẻ học liền 1 đến 2 tiếng mà nên cho trẻ học chỉ khoảng 20 đến 30 phút, chia thành nhiều đợt rồi cho trẻ nghỉ ngơi, để tạo hứng thú học bài cho trẻ. Không nên ép trẻ học quá nhiều sẽ gây ra sự căng thẳng và khó tiếp thu bài cho trẻ.
Trao đổi với cô giáo để biết được sức học bài của con
Bạn cần thường xuyên trao đổi với cô giáo chủ nhiệm của con để bạn nắm bắt được sức học bài, sự tập trung, sự cố gắng của con trẻ, rồi từ đó có thể thay đổi phương pháp học tập cho phù hợp để con bạn có được kết quả tốt hơn.
Làm gương cho con noi theo
Khi còn nhỏ trẻ con thường rất bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của người lớn rồi hình thành thói quen. Chính vì thế bạn nên làm gương cho con, nên nghiêm túc trong việc đọc sách hay làm việc từ đó trẻ cũng có thể dần dần hình thành các thói quen tự giác học tập nghiêm túc hằng ngày. Ngoài ra khi học bài bố mẹ không nên xem tivi hay cười nói chuyện quá to vì khi đó sẽ làm ảnh hưởng sự tập trung của bé trong quá trình học tập.
Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016
Bảo Mẫu Thủ Dầu Một: Cách Dạy Trẻ Tự Tin Trong Giao Tiếp
Giao tiếp cũng là yếu tố vô cùng quan trọng đóng góp vào sự thành công của mỗi người trong cuộc sống. Với trẻ nhỏ thì điều đó cũng không phải là ngoại lệ.
Giúp Trẻ Tự Tin bằng cách nào? Đó là câu hỏi và cũng là vấn đề được các bậc làm cha làm mẹ vô cùng quan tâm. Điều đó là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn. Bởi gia đình là yếu tố đầu tiên quyết trong việc giúp trẻ trở nên tự tin trong giao tiếp. Điều đó cũng vô tình trở thành con dao hai lưỡi nếu như những bậc làm cha làm mẹ như chúng ta không trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, những điều nên làm và những điều cần tránh trong việc giáo dục, chăm sóc con cái cũng như trong cuộc sống gia đình.
Ở góc độ tiêu cực:
chính bản thân cha mẹ có thể là một nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của con trong giao tiếp. Trong thời gian này trẻ là những trang giấy trắng, những điều chúng ta làm sẽ định hướng nhân cách và hành động của trẻ trong tương lai. Bản thân trẻ nào cũng có những khiếm khuyết và thái độ nhìn nhận của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn tới con trẻ. Nếu cha mẹ luôn mặc định những sai sót do con trẻ gây ra là không được như vậy, không đúng như bố, mẹ mong muốn. Vô hình chung làm trẻ thấy mặc cảm, không còn tự tin vào bản thân nữa.
Cha mẹ hãy tìm những điểm tích cực trong khiếm khuyết của con, từ đó con sẽ không thấy quá nặng nề vì suốt ngày bị bố hay mẹ nói “con làm chưa đúng, con ăn quá chậm, con không được…” Tất cả những cấm đoán, những chỉ trích của người lớn sẽ làm trẻ thấy bản thân mình vô dụng, mặc cảm, kém cỏi trong những thiếu sót đó. Từ đó trẻ sẽ không dám thể hiện hết bản thân mình do tâm lý sợ sai và sợ bố mẹ mắng. Dần dần trẻ sẽ thu mình lại và lạ lẫm với môi trường xung quanh mà môi trường là nơi con được thể hiện mình cũng như mở rộng tầm nhìn.
Thay vì cứ đổ lỗi những điểm chưa được của trẻ mà nói lời làm con tổn thương thì bố mẹ hãy lắng nghe, hãy thấu hiểu và khuyến khích con mình bằng những lời nói nhẹ nhàng tình cảm có sự động viên từ đó bản thân mỗi trẻ sẽ biết trân trọng, yêu thương bản thân mình hơn vì khi nhìn lại trẻ thấy gia đình luôn đồng hành cùng mình không còn là sự chỉ chích, sự đổ lỗi và không đi kèm với đó là sự ép buộc từ phía người lớn nữa. Khuyến khích trẻ kể cho mình nghe những câu chuyện nhiều hơn những gì trẻ nghĩ , sự tôn trọng cũng như sự lắng nghe chân thành của bố mẹ sẽ tạo cho trẻ sự yên tâm và con có thể tâm sự cùng bố mẹ nhiều hơn để giải quyết vấn đề. Khi đã giao tiếp tốt với những người gần gũi, thân cận như bố mẹ mình thì khi đó trẻ sẽ dễ dàng giao tiếp với mọi người xung quanh hơn. Gia đình “tâm lý” là động lực to lớn để trẻ cởi bỏ mọi nút thắt dần dần hoàn thiện mình, lạc quan và tự tin trong giao tiếp.
Một đứa trẻ sống trong một môi trường chỉ có bố, mẹ là chưa đủ cho con thể hiện mình. Bố, mẹ hãy chia sẻ cho con biết tầm quan trọng của các mối quan hệ giữa con người với con người, mối quan hệ bạn bè trong môi trường tập thể, để con tự kết bạn, tự giao tiếp với những đứa trẻ khác. Trẻ sẽ dễ dàng hòa nhập, dễ bắt chuyện với những bạn tầm lứa tuổi như mình. Khi được nói chuyện, được chơi cùng nhau sẽ Giúp Trẻ Tự Tin Trong Giao Tiếp.
Có được sự trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh, làm quen với môi trường mới được tương tác các bạn mới, trẻ được thể hiện và khẳng định bản thân mình. Ngoài việc áp dụng những kiến thức này trong gia đình thì việc đưa trẻ tới những môi trường giáo dục chuyên nghiệp cũng là rất cần thiết. Bởi khi đã có những nền tảng do gia đình vun đắp rồi thì việc được tiếp xúc với bạn bè đồng trang lứa, được dạy dỗ và hướng dẫn từ những giáo viên giàu kinh nghiệm sẽ giúp trẻ nhanh chóng có được những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
Giúp Trẻ Tự Tin bằng cách nào? Đó là câu hỏi và cũng là vấn đề được các bậc làm cha làm mẹ vô cùng quan tâm. Điều đó là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn. Bởi gia đình là yếu tố đầu tiên quyết trong việc giúp trẻ trở nên tự tin trong giao tiếp. Điều đó cũng vô tình trở thành con dao hai lưỡi nếu như những bậc làm cha làm mẹ như chúng ta không trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, những điều nên làm và những điều cần tránh trong việc giáo dục, chăm sóc con cái cũng như trong cuộc sống gia đình.
Ở góc độ tiêu cực:
chính bản thân cha mẹ có thể là một nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của con trong giao tiếp. Trong thời gian này trẻ là những trang giấy trắng, những điều chúng ta làm sẽ định hướng nhân cách và hành động của trẻ trong tương lai. Bản thân trẻ nào cũng có những khiếm khuyết và thái độ nhìn nhận của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn tới con trẻ. Nếu cha mẹ luôn mặc định những sai sót do con trẻ gây ra là không được như vậy, không đúng như bố, mẹ mong muốn. Vô hình chung làm trẻ thấy mặc cảm, không còn tự tin vào bản thân nữa.
Cha mẹ hãy tìm những điểm tích cực trong khiếm khuyết của con, từ đó con sẽ không thấy quá nặng nề vì suốt ngày bị bố hay mẹ nói “con làm chưa đúng, con ăn quá chậm, con không được…” Tất cả những cấm đoán, những chỉ trích của người lớn sẽ làm trẻ thấy bản thân mình vô dụng, mặc cảm, kém cỏi trong những thiếu sót đó. Từ đó trẻ sẽ không dám thể hiện hết bản thân mình do tâm lý sợ sai và sợ bố mẹ mắng. Dần dần trẻ sẽ thu mình lại và lạ lẫm với môi trường xung quanh mà môi trường là nơi con được thể hiện mình cũng như mở rộng tầm nhìn.
Thay vì cứ đổ lỗi những điểm chưa được của trẻ mà nói lời làm con tổn thương thì bố mẹ hãy lắng nghe, hãy thấu hiểu và khuyến khích con mình bằng những lời nói nhẹ nhàng tình cảm có sự động viên từ đó bản thân mỗi trẻ sẽ biết trân trọng, yêu thương bản thân mình hơn vì khi nhìn lại trẻ thấy gia đình luôn đồng hành cùng mình không còn là sự chỉ chích, sự đổ lỗi và không đi kèm với đó là sự ép buộc từ phía người lớn nữa. Khuyến khích trẻ kể cho mình nghe những câu chuyện nhiều hơn những gì trẻ nghĩ , sự tôn trọng cũng như sự lắng nghe chân thành của bố mẹ sẽ tạo cho trẻ sự yên tâm và con có thể tâm sự cùng bố mẹ nhiều hơn để giải quyết vấn đề. Khi đã giao tiếp tốt với những người gần gũi, thân cận như bố mẹ mình thì khi đó trẻ sẽ dễ dàng giao tiếp với mọi người xung quanh hơn. Gia đình “tâm lý” là động lực to lớn để trẻ cởi bỏ mọi nút thắt dần dần hoàn thiện mình, lạc quan và tự tin trong giao tiếp.
Một đứa trẻ sống trong một môi trường chỉ có bố, mẹ là chưa đủ cho con thể hiện mình. Bố, mẹ hãy chia sẻ cho con biết tầm quan trọng của các mối quan hệ giữa con người với con người, mối quan hệ bạn bè trong môi trường tập thể, để con tự kết bạn, tự giao tiếp với những đứa trẻ khác. Trẻ sẽ dễ dàng hòa nhập, dễ bắt chuyện với những bạn tầm lứa tuổi như mình. Khi được nói chuyện, được chơi cùng nhau sẽ Giúp Trẻ Tự Tin Trong Giao Tiếp.
Có được sự trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh, làm quen với môi trường mới được tương tác các bạn mới, trẻ được thể hiện và khẳng định bản thân mình. Ngoài việc áp dụng những kiến thức này trong gia đình thì việc đưa trẻ tới những môi trường giáo dục chuyên nghiệp cũng là rất cần thiết. Bởi khi đã có những nền tảng do gia đình vun đắp rồi thì việc được tiếp xúc với bạn bè đồng trang lứa, được dạy dỗ và hướng dẫn từ những giáo viên giàu kinh nghiệm sẽ giúp trẻ nhanh chóng có được những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
Bảo Mẫu Thủ Dầu Một: Cách Dạy Con Thông Minh Của Các Bố Mẹ
Chúng ta có thể thấy rằng, cách nuôi dạy con của người Nhật vốn rất sâu sắc và độc đáo. Người nhật họ luôn trung thực, thông minh, nhạy bén,làm việc tập thể rất khoa học. Trẻ em nhật cũng được nuôi dưỡng các tính cách đó ngay từ khi còn bé, bố mẹ Nhật luôn tìm cách thấu hiểu con nhằm giúp con phát triển toàn diện.
Ôm ấp và thấu hiểu con:
Trẻ em cần được ôm ấp và vỗ về và âu yếm, điều đó rất quan trọng, bé sẽ luôn luôn cảm thấy được yêu thương. Nhiều người cho rằng "Trẻ em không nên được quá âu yếm quá nhiều và nuông chiều vì điều đó sẽ làm cho bé có thói quen xấu"; đó là một quan niệm sai lầm. Âu yếm và vỗ về bé không có gì là xấu cả, vấn đề ở đây là phải biết cách làm cho nó tốt đẹp hơn.
Kiểm soát việc khóc ở trẻ:
Việc con khóc là chuyện bình thường, tuy nhiên cách nuôi dạy con của người Nhật lại rất hay ở chổ là họ luôn tìm ra nguyên nhân khóc và khắc phục nó. Bé khóc chỉ khi nhu cầu sinh lý của họ không được đáp ứng, nhưng cũng là một dấu hiệu của trạng thái tâm lý như lo âu, sợ hãi và chán nản. Tại thời điểm đó, cha mẹ nên giữ con mình trong trái tim của họ đó là hành động hiệu quả nhất để đem lại sự yên tâm cho trẻ. Bỏ qua việc bé đang khóc mà sẽ gây ra sự tức giận mãnh liệt, tiếng kêu của bé trở nên gay gắt hơn. Khi nghiên cứu các vấn đề về lạm dụng trẻ em, nó được biết rằng mức độ của sự giận dữ ở trẻ em được không ít bỏ qua mức độ giận dữ ở trẻ em bị đánh đập.
Thay vì tức giận, làm cho bé chọn thì ngay lúc này bé sẽ ngừng khóc. Khi họ bắt đầu khóc hoặc nhận được sự tức giận như một tín hiệu, nếu chúng được quan tâm và khắc phục ngay lúc đó, bé sẽ ngừng khóc. Tuy nhiên, nếu bé tiếp tục khóc và không được quan tâm nữa, bé sẽ tự ngừng khóc bất cứ lúc nào, nhưng đây không phải là bé trở nên ngoan ngoãn, và hiểu chuyện đâu. Trên thực tế nó đang làm tổn thương con. Nếu hành động đó được lặp đi lặp lại thường xuyên, trẻ em x bị chuyển trạng thái cảm xúc ù lì, xuất hiện dấu hiệu của tâm lý bất thường.
Lắng nghe bé:
Đặc điểm hay nhất ở cách nuôi dạy con của người Nhật là Cha mẹ nên chăm chú lắng nghe con cái của mình, điều đó chứng minh rằng “ bạn sẽ là người quan trọng đối với bé”. Thời gian các bà mẹ mất không phải là dài so với thời gian con cái của họ đi. Và khi nói chuyện, cha mẹ nên bày tỏ sự đồng cảm và thái độ của mình với con, đặc biệt là giao tiếp bằng mắt. Việc làm này tuy đơn giản nhưng không phải dễ làm, điều đó buộc bố mẹ phải luôn để ý và quan tâm đến tâm trạng,lời nói và thái độ của bé, hãy thể hiện chân thật nhất những gì mình có đối với con sẽ giúp con nhìn nhận tốt hơn mọi vấn đề.
Cách sử dụng ngôn từ với bé:
Một điểm đặc biệt hay trong cách nuôi dạy con của người Nhật nữa là họ coi trọng việc sử dụng đài từ với con cái.
Thay vì nói "Hãy cố gắng" thì hãy dùng câu "Bạn đã nỗ lực rất nhiều!". Ngay cả đối với người lớn chúng ta, hai câu trên đã cho chúng ta một cảm giác rất khác nhau, cho trẻ em có thể tạo ra một cảm giác bất lực như: "Cố gắng là OK, làm thế nào có thể thử một lần nữa". Tất cả ngôn từ sử dụng với bé đều phải được trau chuốt, nó phải phù hợp với bé và có sự kích thích và động viên bé, hãy mang nguồn năng lượng “tích cực” đến cho con.
Nói "cảm ơn bạn" rất nhiều. "Cảm ơn" là giao tiếp cơ bản trong mối quan hệ của con người.Không riêng gì trẻ em mà người lớn cũng vậy, việc một người đánh giá thấp họ sẽ làm cho họ thấy bất lực và tủi thân. Từ đó bé hay mặc cảm rằng: "Tôi không có được bất cứ điều gì", "Tôi không hữu ích". Trẻ em sẽ rất vui khi nghe lời "cảm ơn", sự tự tin của họ sẽ dần dần được tăng lên cũng như nỗ lực của họ. Ngay cả đối với bé làm sai điều gì, cha mẹ nên tìm ra những điểm tích cực của họ để nói "cảm ơn" hoặc những lời động viên có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ em thường tự đánh giá với mức độ thấp. Các vui vẻ và tự tin ở trẻ nhỏ sẽ giúp phát triển não bộ tốt hơn, có thể kích thích bé làm nhiều việc mà bố mẹ muốn. Hãy để con bạn trở nên vui vẻ, lạc quan, trong ánh sáng của nhiều cảm ơn bạn để nói với tôi là rất quan trọng.
Vốn dĩ người Nhật rất chú ý đến lễ giáo nên hầu như trong cách nuôi dạy con của người Nhật đều được chú ý hình thức và họ luôn đề cao điều đó, ngay từ nhỏ, các bé đã được nuôi dưỡng vào trí não mình, nên chuyện lớn lên bé sẽ phát triển trí não tốt là đương nhiên.
Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016
Bảo Mẫu Thủ Dầu Một: DẠY CHO CON LÀM BẠN VỚI SÁCH
Cho con làm bạn với sách hay hướng cho con yêu thích việc đọc sách là một biện pháp giáo dục vô cùng hiệu quả.
1 Đọc sách giúp trẻ hiểu biết và mở mang kiến thức
Sách là một nguồn tri thức vô hạn với con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng yêu thích việc đọc sách. Nhiều bố mẹ không để tâm tới phương pháp giáo dục này vì chưa nhận thấy được hiệu quả của nó. Trong các giai đoạn hình thành và phát triển của con, có rất nhiều những câu chuyện mà bố mẹ không thể nói với con hoặc giảng giải mà con không hiểu. Thay vào đó, bố mẹ có thể thông qua sách để hướng dẫn cho con. Ví dụ: Bố mẹ muốn dạy trẻ cách sử dụng nhà vệ sinh đúng cách. Nếu giảng giải thì bé sẽ khó hiểu, bố mẹ lại không thể thực hiện, và việc tìm những cuốn sách với hình vẽ sinh động chính là một cách vô cùng hiệu quả để hướng dẫn cho các em.
Ngoài ra, việc đọc sách cũng giúp cho vốn từ vựng của các em trở nên phong phú, khả năng giao tiếp và diễn đạt trở nên tốt hơn.
2 Đọc sách là cách bố mẹ thể hiện tình yêu thương
Việc rèn cho con đọc sách bắt nguồn từ việc bố mẹ sẽ đọc sách cho con nghe từ nhỏ. Trẻ em thường thích những cuốn sách sặc sỡ, màu mè, hình vẽ sinh động, và mỏng. Bố mẹ có thể để con trẻ tự chọn sách, sau đó, đọc cho con nghe trước giờ đi ngủ. Thông qua hành động này, giọng nói của bố mẹ sẽ từ từ đi vào trí nhớ bé. Những lời giảng dạy, thông điệp bố mẹ muốn truyền tải, cũng như tình yêu thương của bố mẹ sẽ được thể hiện với con cái. Dần dần, trẻ sẽ hứng thú hơn với những cuốn sách mà bố mẹ hay học cũng như tự tìm cho mình những cuốn sách mà mình ưa thích.
3 Làm sao để rèn cho trẻ thói quen đọc sách (?)
Ban đầu, khi muốn hướng cho trẻ đọc sách, bố mẹ có thể đọc cho bé nghe một cuốn sách nào đó. Sau đó, bố mẹ khuyến khích bé tự kể lại câu chuyện đó cho bố mẹ, người thân, bạn bè. Bạn bè sau khi nghe những câu chuyện xong cũng sẽ chia sẻ với nhau, biết đâu lại kích thích sự phát triển khiến bé muốn tìm hiểu thêm các câu chuyện khác.
Bố mẹ có thể dẫn bé tới các thư viện, hướng dẫn bé cách tham gia, dần dần tạo thành một thói quen cho trẻ. Thư viện là nơi nên đến và ở đây, các em có thể tìm được những thông tin hữu ích mà mình cần.
Xã hội ngày nay đang bị chi phối nhiều bởi các thiết bị điện tử, máy tính. Việc rèn luyện khả năng đọc sách cho trẻ cũng có thể giúp cho trẻ tránh xa được việc lạm dụng công nghệ. Thay vì cầm chiếc điện thoại, trẻ sẽ cầm một cuốn sách. Có thể thấy rằng, đọc sách luôn là một phương pháp giáo dục tốt và cần rèn luyện cho trẻ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
BÀI NỔI BẬT
-
Cách dạy con "không cần roi" Những cách phạt con rất công hiệu, không cần đòn roi, không cần quát mắng con vẫn đi vào nề nếp....
-
Xin chào cả nhà hôm nay “dịch vụ giữ trẻ thủ dầu một” giới thiệu với cả nhà CÁCH ĂN DẶM CHO BÉ 6 THÁNG TUỔI TĂNG CÂN TỰ NHIÊN Với bé ...
-
- Trẻ từ 1-2 tuổi đang ở trong giai đoạn nhận thức thế giới xung quanh rất mạnh mẽ. Muốn dạy con thông minh, mẹ có thể tham khảo cách dạy co...
-
Quy tắc mẹ phải nhớ khi dạy con về tiền bạc Kỹ năng sinh tồn nhất thiết phải dạy con Những giá trị mới của gia đình cha mẹ nên dạy ...
-
Xin chào cả nhà hôm nay “dịch vụ giữ trẻ thủ dầu một” giới thiệu với cả nhà NHỮNG MÓN ĂN KHÔNG TỐT CHO SỨC KHỎE CỦA CÁC BÉ NHÉ Mẹ hãy ...
-
Bố mẹ dù có bao bọc, bảo vệ bé kỹ nàng đến mức nào cũng không thể theo sát bé mọi lúc mọi nơi, nhất là khi bé đến tuổi đi học, tiếp xúc...
-
1.Phán xét các ông bố bà mẹ khác Sai lầm này với ai thì cũng rất khó sửa. Chúng ta dễ dàng chỉ trích những người mẹ quát mắng con cái...
-
Xin chào cả nhà hôm nay “dịch vụ giữ trẻ thủ dầu một” giới thiệu với cả nhà CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐẦY ĐỦ VÀ HỢP LÝ CHO BÉ TỪ 1 -3TUỔI ...
-
Xin chào cả nhà hôm nay “dịch vụ giữ trẻ thủ dầu một” giới thiệu với cả nhà về NHỮNG THỰC PHẨM KỊ NHAU KHÔNG NÊN CHO BÉ ĂN Nhiều thực ...
-
Cách chào tất cả mọi người mà bé gặp Không có gì khiến bạn hạnh phúc và tự hào hơn khi nhận được những lời khen ngợi cùng ánh mắt ngưỡ...