Thông minh, học giỏi là một điều rất tốt nhưng quá chú trọng vào việc học mà quên đi việc học cách làm người hay có tư tưởng đạo đức sai trái không hẳn là một điều tốt, cái chính là cần có nhân cách tốt.
Nhật Bản là quốc gia hàng đầu thế giới về khoa học và công nghệ, và chắc chắn có một điều không ai có thể phủ nhận là người Nhật vô cùng thông minh. Trước đây, đã có rất nhiều bài viết của Megamart giới thiệu, cách dạy con thông minh của người Nhật áp dụng từ giai đoạn 0-7 tháng tuổi, cho đến khi lớn hơn.
Nhưng điều căn bản mà chúng ta có thể thấy trong cách dạy con của người Nhật dù là độ tuổi nào đi chăng nữa đó là họ luôn luôn không bao giờ ép buộc con cái phải hoàn toàn nghe theo những lời nói được áp đặt của bố mẹ mà người Nhật luôn đề cao tính sáng tạo của con cái. Bố mẹ luôn hướng đến việc để trẻ phát triển trí não tốt nhất so với lứa tuổi của mình cùng với để trẻ tự do sáng tạo, rèn luyện khả năng tư duy logic thông qua quá trình chơi mà học, với những đồ chơi và phương pháp thông minh ngay từ nhỏ. Đặc biệt, người Nhật cũng không quên dạy cho con cái có một nhân cách đạo đức tốt, họ luôn nghiêm khắc dạy con cách ứng xử đúng mực và tuân thủ theo nguyên tắc được đặt ra trong gia đình, trường lớp cũng như ngoài xã hội.
2. Môi trường nuôi dạy con cái là rất quan trọng
Trong quá trình nuôi dạy con cái, chắc chắn bố mẹ nào cũng phải công nhận một điều rằng môi trường giáo dục con cái là vô cùng quan trọng và bất cứ đứa trẻ nào khi lớn lên cũng bị ảnh hưởng rất lớn trong tính cách và bản thân mỗi người bởi môi trường giáo dục.
Người Nhật cho rằng khó có thể dạy dỗ một đứa trẻ nên người trong một gia đình hay xảy ra xung đột, một trường học nhiều trẻ em hư hay một khu phố có tệ nạn. Họ luôn luôn cố gắng tạo một môi trường tốt nhất cho con cái của mình, cả ở trong gia đình, nơi sinh sống và ở trường học.
3. Không bao giờ hình thành cho trẻ một thói quen xấu
Có một điều mà người Nhật rất coi trọng khi giáo dục con là không tạo cho trẻ có một thói quen xấu nào đó, nếu con họ mắc sai lầm một lần, cha mẹ sẽ tìm cách sửa sai ngay cho con và răn dạy con không được lặp lại lỗi đó nữa. Các bậc phụ huynh sẽ không bao giờ thỏa hiệp hay trao đổi với con những lợi ích mang tính chất ngắn hạn để hình thành thói quen xấu cho con.
Điều này có thể hiểu đơn giản nhất ví dụ như: đứa trẻ không chịu ăn, đừng bao giờ bật tivi cho con xem để xúc cơm cho trẻ. Có thể thấy đây là một điểm khác biệt với nhiều cha mẹ Việt Nam có thói quen này, và với người Nhật đây là một lỗi cơ bản khi dạy con. Để đạt được mục đích cho con ăn được thêm vài thìa cơm, họ cho rằng người mẹ sẽ phải đánh đổi bằng một thói quen xấu rất khó bỏ của trẻ. Đó là đòi hỏi những lợi ích thì mới làm những việc mà tự trẻ phải làm.
4. Tôn trọng trẻ em, biết đồng cảm với trẻ
Người lớn ở một số nơi vẫn thường coi trẻ em là nhỏ tuổi, chưa biết nhiều nên tỏ thái độ coi thường, không có thái độ coi trọng trẻ trong một số việc. Nhưng đối với người Nhật thì không như vậy. Người Nhật tôn trọng trẻ em và coi trẻ như một “người lớn” và còn hỏi ý kiến trẻ, đồng thời luôn quan tâm, trò chuyện cùng trẻ để hiểu được con mình.
5. Luôn nói sự thật với con
Người lớn đôi khi vì một vài lý do nào đấy mà phải nói dối với trẻ nhỏ. Nhưng khi có ý định nói một điều gì đó không đúng sự thật với con, bố mẹ chỉ cần chú ý đến kỹ năng nói và cách nói là được.
Tuy nhiên điều này chỉ áp dụng trong những trường hợp bắt buộc không thể nói sự thật với con, còn cha mẹ nào cũng nên không bao giờ tỏ ra “ngoại giao”, nói dối với người khác trước mặt con trẻ.
6. Không bao giờ thỏa hiệp với con dù biết trẻ sẽ mè nheo, phản đối
Giống như ở điều 3 phía trên, nhưng nhiều khi bố mẹ vì muốn cho nhanh chuyện, lại đồng ý theo những yêu cầu, đòi hỏi của con mà thỏa hiệp với trẻ để trẻ nghe lời ngay tại thời điểm đó. Điều này chỉ khiến cho kết quả tồi tệ hơn. Và thậm chí, trẻ sẽ coi đây như một phương thức để áp dụng mỗi khi không muốn nghe theo lời bố mẹ.
7. Chế độ ăn uống cho con phải cân bằng
Người Nhật có một chế độ ăn riêng cho con mình và yêu cầu phải có đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Các bà mẹ Việt Nam có thể tham khảo thêm phương pháp ăn dặm kiểu Nhật để hiểu thêm về chế độ ăn cho con của mẹ Nhật.
8. Không cần ép con ăn, lo con đói
Theo quan niệm của người Nhật, trẻ sẽ không bao giờ bị bố mẹ ép ăn, bắt ăn dù con còn đang no. Họ có chia ra số bữa ăn trung bình trong ngày một cách hợp lý nhất để trẻ biết ăn khi đói hoặc sẽ hào hứng hơn với mỗi bữa ăn.
9. Bữa ăn phải được diễn ra trong ghế ăn. Không ngồi thì không ăn
Cũng là một điều quan trọng trong khi cho con ăn của người Nhật, họ không bao giờ giống như các bà mẹ khác là tha con đi khắp xóm hay chạy theo trẻ để bón cho trẻ ăn. Đến giờ ăn của trẻ Nhật, mẹ Nhật nghiêm khắc cho trẻ ngồi vào ghế ăn và chỉ tập trung vào ăn.
10. Bổ sung canxi cho trẻ
Nếu không thiếu thì không cần. Chỉ cần cho con chạy nhảy dưới ánh mặt trời, tắm nắng thường xuyên là được.
Trước đây chiều cao của người Nhật khá khiêm tốn, vì trải qua giai đoạn nghèo khó và thiếu ăn nên không có nhiều điều kiện phát triển chiều cao cho trẻ. Nhưng để cải tiến chiều cao của thế hệ sau, người Nhật đã làm rất tốt và họ không quá quan trọng việc để trẻ được cung cấp thừa canxi, mà thay vào đó là chỉ cần vừa đủ và tham gia hoạt động vận động thể chất nhiều hơn.
11. Cho trẻ mặc quần áo nên mặc nhiều lớp
Như vậy khi con nóng có thể cởi bớt, lạnh có thể khoác thêm, hoặc khi chơi thể thao toát mồ hôi có thể bỏ bớt ra. Nhưng cũng không nên quá nguyên tắc là lúc nào cũng phải mặc thật nhiều quần áo cho con, còn phải theo dõi thời tiết và nhiệt độ cơ thể trẻ để có những điều chỉnh hợp lý khi mặc quần áo cho con.
12. Xác định con lạnh hay không bằng cách kiểm tra cổ
Bố mẹ Nhật chỉ cần kiểm tra con có lạnh hay không bằng cách xem vùng cổ của trẻ có bị lạnh không. Điều này cũng có nghĩa là để giữ cho trẻ không bị lạnh thì việc giữ ấm cổ của trẻ là rất quan trọng.
13. Cho trẻ ăn trái cây thường xuyên và mỗi ngày
Việc ăn uống đủ chất đối với bố mẹ Nhật cũng rất cần có đầy đủ những vitamin từ trong hoa quả, trái cây và được bố mẹ cho ăn hàng ngày.
14. Con có quyền quyết định những việc liên quan đến con
Đây là cơ hội tốt để trẻ có thể học được tính tự lập cũng như có thể tự biết ra quyết định về những việc liên quan đến bản thân mình. Chẳng hạn như nếu trẻ còn nhỏ, trẻ có thể tự quyết định sở thích, đam mê cá nhân của riêng mình. Nhất là những việc hàng ngày như hôm nay mặc bộ quần áo nào, thích được mẹ nấu cho ăn món gì trong bữa ăn thì bố mẹ cũng nên để cho trẻ tự quyết định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét