Dạy bé dưới 2 tuổi biết nghe lời cha mẹ và phân biệt đúng sai là cần thiết tuy nhiên phải dạy đúng phương pháp. Bé dưới 2 tuổi đã biết vâng lời cha mẹ và hiểu những lời răn dạy. Tuy nhiên, đối với những bậc bố mẹ không biết cách dạy bé đúng phương pháp, dạy bé dưới 2 tuổi sẽ phản tác dụng và bé sẽ trở nên khó bảo hơn. Cùng tìm hiểu các phương pháp nhé!
Thật khó để bạn có thể “bắt” một đứa trẻ mới chập chững biết đi vâng lời bạn vì ở độ tuổi này, các bé chưa phân biệt được điều đúng sai, chưa thể hiểu rõ những cái được và không được. Nhưng các mẹ có biết rằng, chỉ bằng các biểu hiện thái độ, giọng nói, ánh mắt… mẹ hoàn toàn có thể truyền tải được thông điệp mình muốn nói và bé sẽ ngoan hơn mà mẹ không cần phải quát mắng.
Hãy nghiêm giọng thay vì la mắng
khi bạn để cho con thấy mình giận dữ, tức là bạn đã thất bại. Vì khi bạn giận dữ, hoặc là trẻ sẽ thấy sợ, hoặc là sẽ trở nên bướng và lì hơn.
Thay vì giận dữ và la mắng, bạn hãy nghiêm giọng lại và nói với con về việc bé vừa làm là không tốt và đừng quên chỉ ra cho con những hậu quả mà bé đã gây ra.
“Tất nhiên là bé sẽ không hiểu được vấn đề như bố mẹ mong đợi, nhưng đừng vì thế mà không giải thích và nói chuyện với con về những việc bé vừa làm. Cách bạn nói, ngữ điệu, thái độ nghiêm nghị của bạn sẽ làm bé phần nào nhận ra vấn đề. Bé sẽ ít nhiều cảm thấy áy náy, hối lỗi”
Sử dụng ánh mắt
Bạn đừng quên sử dụng “vũ khí” cực hiệu quả đó là ánh mắt nghiêm nghị. Khi nói với bé về những lỗi lầm mà trẻ vừa gây ra, hãy nhìn thẳng vào mắt con và bắt đầu câu chuyện. Ánh mắt của bạn sẽ giúp bé tập trung, thấy vấn đề là nghiêm trọng và cần phải lắng nghe.
Tuy nhiên, cha mẹ nhớ một điều, đó là “cũng như giọng điệu, bạn đừng nhìn bé với ánh mắt giận dữ mà hãy thể hiện sự nghiêm khắc đúng mực, vì bé đang “đọc” vấn đề từ ánh mắt của bạn”.
Nói đi đôi với làm
Đôi khi bạn hãy truyền tải cho bé những thông điệp có “trọng lượng”. Thông điệp này đòi hỏi sự mạnh mẽ trong lời nói, ngữ điệu và có hành động kèm theo. Ví dụ khi bạn nói: “Đã đến lúc đi ngủ rồi con yêu” thì hãy kèm theo hành động bế bé hoặc dắt bé đi vào phòng ngủ, đồng thời tắt đèn.
Hãy hướng dẫn trẻ thật cụ thể
Khi bạn muốn bé thu dọn đồ chơi của mình sau khi chơi thì hãy hướng dẫn con thật cụ thể. Đừng bao giờ nói với trẻ dưới 2 tuổi một câu mơ hồ như: “Con hãy cất đồ chơi đi”, mà phải nói: “Con hãy cất con ốc sên màu xanh vào hộp đi”, và kèm theo đó là bạn làm cho bé thấy để ghi nhớ và tự làm lần sau.
“Bé sẽ chẳng hiểu cất cái gì và cất vào đâu vì như đã nói, ở lứa tuổi này ngôn ngữ của bé chưa hoàn chỉnh, bé đang học hỏi rất nhiều, kể cả lời nói. Vì vậy nếu muốn một đứa trẻ dưới 2 tuổi hiểu và biết nghe lời thì cha mẹ phải có hướng dẫn cụ thể”,để biết thêm.
Không yêu cầu quá nhiều
Nếu như bạn đã yêu cầu con làm việc gì đó, nhưng bé vẫn chưa thực hiện thì bạn chỉ nhắc nhở lại 1 lần. Nếu bạn nói đi nói lại, bé dễ lầm tưởng bạn đang cáu giận và sẽ có tâm lý tránh xa bạn đấy.
Và khi bạn càng nói, bé càng không nghe thì khả năng bạn sẽ tức giận là rất cao. Mà khi tức giận thì tức là bạn đã thất bại.
Đừng mềm lòng trước ánh mắt của bé
Nhìn vào đôi mắt ngân ngấn nước của con, nhiều bà mẹ đã không thể kiềm chế được lòng mình nên đã vội vã ôm con vào lòng khi vừa mắng bé xong. Hành động đó của bạn đã vô tình xóa bỏ hết “công cuộc” dạy dỗ vừa rồi.
Các mẹ sau khi răn dạy con xong, bạn hãy để bé “tự ngẫm” trong 5 phút, sau đó mới lại nựng nịu bé.
Dạy bé 2 tuổi phân biệt đúng sai
5 cách dưới đây sẽ giúp bố mẹ dạy các bé biết phân biệt tốt xấu, đúng sai để trở thành đứa trẻ ngoan ngay từ khi còn nhỏ.
Quan sát tranh ảnh
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sách giúp nâng cao năng lực phân biệt hành vi dành cho trẻ con. Bố mẹ có thể mua sách này về và cùng đọc với bé. Nếu bé chưa biết đọc chữ, bạn hãy mở sách đặt trước mặt bé, vừa kể nội dung vừa chỉ vào hình vẽ trong sách.
Việc đọc sách như vậy dần dần sẽ hình thành và bồi dưỡng năng lực quan sát, phân tích, nhận biết đúng sai của bé.
Tạo ra tình huống
Khi chơi đùa cùng bé, bố mẹ sẽ tùy theo từng tình huống cụ thể mà nói cho bé biết như thế nào là đúng, như thế nào là sai. Ví dụ khi chơi trò đi xe buýt, bố mẹ hãy giả vờ mình là cụ già, người ốm hoặc phụ nữ đang mang bầu… để trước hết xem bé phản ứng thế nào, có nhường ghế ngồi không, sau đó bạn sẽ nói cho bé biết đối với những người nào thì nên nhường ghế.
Khi dạy con cách làm theo điều đúng, ngoài việc dùng lời nói để phân tích thì quan trọng là trong việc làm hàng ngày, bố mẹ hãy là tấm gương tốt để bé học theo. Bởi trẻ con có tâm lý bắt chước những hành vi của những người thường xuyên tiếp xúc với bé.
Người lớn cần có thái độ rõ ràng
Tuy là trẻ con nhưng hàng ngày các bé phải “đối mặt” với rất nhiều tình huống cần phân biệt đúng sai không kém gì người lớn. Vì vậy bố mẹ nên chú ý quan sát, không nên xem nhẹ mỗi tình huống mà bé gặp để kịp thời giúp bé biết nhận biết đúng – sai, tốt – xấu.
Ví dụ: như khi xem phim cùng bé, gặp nhân vật có lời nói bậy, bố mẹ nên nói ngay với bé những lời nói như vậy là không hay, bé không được nói theo. Hay khi đi trên đường, nếu bé bóc kẹo ăn, hãy nhắc bé bỏ vỏ kẹo vào thùng rác.
Đối với bé 2 – 3 tuổi, khi bé làm việc không đúng với “tiêu chuẩn”, bố mẹ nên tỏ thái độ rõ ràng bằng cách lắc đầu. Ngược lại, nếu bé đưa ra ý kiến đúng đắn hoặc làm việc tốt, hãy gật đầu và mỉm cười khích lệ để khẳng định bé đang làm đúng.
Dạy bé dần dần, không nên đốt cháy giai đoạn
Năng lực phân biệt đúng – sai, tốt – xấu ở lứa tuổi nhi đồng được nâng cao dần theo thời gian. Khi bé 1 – 2 tuổi là giai đoạn bắt đầu hình thành các thói quen. Trong giai đoạn này, bé sẽ dần dần học cách biết được đâu là đúng, đâu là sai, việc gì nên làm, việc gì không nên làm từ thái độ đồng tình hay phản đối của người lớn trong nhà đối với mỗi hành động của bé. Ví dụ các bé thường khóc mè nheo để mọi người chiều theo ý muốn của mình, chỉ cần “lờ” bé đi hoặc dỗ cho bé nín mà không chiều theo bé. Sau vài lần như vậy, bé sẽ tự hiểu khóc mè nheo là không đúng và sẽ không làm vậy khi muốn đòi hỏi nữa.
Từ độ tuổi 3 – 4 trở về sau, bố mẹ không chỉ dùng hành động mà cần dùng lời nói để giảng giải về đúng – sai, tốt – xấu cho bé. Bố mẹ chọn thời điểm thích hợp để giải thích cho bé hiểu vì sao khạc nhổ bừa bãi là không tốt, vì sao đánh người là không nên…
Dạy bé tự mình so sánh
Đối với tâm lý trẻ con mà nói, sự dạy dỗ của người lớn chỉ là yếu tố bên ngoài, cần giáo dục thông qua sự tự nhận thức của bé mới thực sự có hiệu quả cao như mong muốn. Vì vậy, khi dạy bé phân biệt đúng sai, bố mẹ nên chú ý giúp bé học cách so sánh, đối chiếu bản thân mình với người khác để từ đó rút ra nhận thức của mình.
“Dạy con từ thuở còn thơ” là câu ca dao xưa của người Việt Nam luôn đúng ở bất kỳ lúc nào và bất kỳ ở đâu. Việc cha mẹ dạy con, đưa con vào nề nếp ngay từ khi mới sinh có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành nhân cách của con sau này. Vì vậy dạy trẻ ngay từ nhỏ là hết sức cần thiết.
Tìm kiếm Blog này
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
BÀI NỔI BẬT
-
Cách dạy con "không cần roi" Những cách phạt con rất công hiệu, không cần đòn roi, không cần quát mắng con vẫn đi vào nề nếp....
-
Xin chào cả nhà hôm nay “dịch vụ giữ trẻ thủ dầu một” giới thiệu với cả nhà CÁCH ĂN DẶM CHO BÉ 6 THÁNG TUỔI TĂNG CÂN TỰ NHIÊN Với bé ...
-
- Trẻ từ 1-2 tuổi đang ở trong giai đoạn nhận thức thế giới xung quanh rất mạnh mẽ. Muốn dạy con thông minh, mẹ có thể tham khảo cách dạy co...
-
Quy tắc mẹ phải nhớ khi dạy con về tiền bạc Kỹ năng sinh tồn nhất thiết phải dạy con Những giá trị mới của gia đình cha mẹ nên dạy ...
-
Xin chào cả nhà hôm nay “dịch vụ giữ trẻ thủ dầu một” giới thiệu với cả nhà NHỮNG MÓN ĂN KHÔNG TỐT CHO SỨC KHỎE CỦA CÁC BÉ NHÉ Mẹ hãy ...
-
Bố mẹ dù có bao bọc, bảo vệ bé kỹ nàng đến mức nào cũng không thể theo sát bé mọi lúc mọi nơi, nhất là khi bé đến tuổi đi học, tiếp xúc...
-
1.Phán xét các ông bố bà mẹ khác Sai lầm này với ai thì cũng rất khó sửa. Chúng ta dễ dàng chỉ trích những người mẹ quát mắng con cái...
-
Xin chào cả nhà hôm nay “dịch vụ giữ trẻ thủ dầu một” giới thiệu với cả nhà CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐẦY ĐỦ VÀ HỢP LÝ CHO BÉ TỪ 1 -3TUỔI ...
-
Xin chào cả nhà hôm nay “dịch vụ giữ trẻ thủ dầu một” giới thiệu với cả nhà về NHỮNG THỰC PHẨM KỊ NHAU KHÔNG NÊN CHO BÉ ĂN Nhiều thực ...
-
Cách chào tất cả mọi người mà bé gặp Không có gì khiến bạn hạnh phúc và tự hào hơn khi nhận được những lời khen ngợi cùng ánh mắt ngưỡ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét