Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

BẢO MẪU THỦ DẦU MỘT: CÁCH RÈN LUYỆN TRÍ THÔNG MINH CHO BÉ

                Giúp mẹ hiểu thêm về phát triển toàn diện trí thông minh cho bé



Mẹ có biết, quan trọng hơn cả sự thông minh, bé cần phát triển trí não toàn diện ở cả 4 khía cạnh then chốt gồm:

Trí thông minh: Liên quan đến quá trình suy nghĩ của bé như khám phá hay nhận biết đồ vật, xử lý tình hướng.

Vận động: Liên quan đến sự phối hợp các bộ phận của cơ thể như lật, lẫy, bò, trườn, lăn, vẽ, nhảy…

Cảm xúc: Liên quan đến sự tương tác như cười, khóc, bắt chước, nhận biết và thấu hiểu cảm xúc người khác

Giao tiếp: Liên quan đến ngôn ngữ như diễn tả bằng điệu bộ, trò chuyện

Ở cột mốc 1 – 2 tuổi, bé đang trong giai đoạn vàng phát triển trí não – giai đoạn nền tảng và quyết định cho cả quá trình phát triển sau này của bé mà mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua. Đây là lúc bé rất nhạy cảm, ghi nhớ và học hỏi rất nhanh về thế giới xung quanh mình.
Do vậy, không chỉ dừng lại ở việc kích thích trí thông minh, mẹ hãy giúp bé bằng các phương pháp khoa học tác động hỗ trợ phát triển trí não toàn diện. Cùng với việc cung cấp cho bé dinh dưỡng vượt trội, mẹ có thể cùng bé chơi các trò vừa chơi vừa học, có tính tương tác cao để bé phát triển trí não và cả thể chất một cách toàn diện nhất
Những trò chơi giúp bé rèn luyện trí thông minh

+ Nhận biết các loại hoa quả

Mục đích

Nhận biết, cảm nhận màu sắc, mùi vị của các loại quả khác nhau. Từ đó, phát triển thị giác, vị giác, nâng cao khả năng nhận thức.

Phương pháp

Khi cho bé ăn trái cây, mẹ xếp nhiều loại trên một đĩa, hỏi bé trong đĩa có những trái cây gì, màu sắc của chúng là màu gì?

+ So sánh to nhỏ/ ít nhiều

Mục đích

Rèn luyện khả năng quan sát và so sánh
Nâng cao khả năng ghi nhớ và hiểu
Phương pháp

Đặt hai đồ vật trên bàn, nói cho bé biết vật nào to hơn, vật nào nhỏ hơn rồi bảo bé đưa quả to hoặc quả nhỏ xem bé có chọn lựa đúng hay không.

Xếp 2 nhóm đồ vật với số lượng khác biệt rõ ràng. Đầu tiên, mẹ cho bé biết bên nào nhiều hơn, bên nào ít hơn. Sau đó yêu cầu bé chọn bên ít hoặc bên nhiều.

+ Tập phân loại

Mục đích

Để trẻ nhận biết màu đỏ, màu xanh, phân loại theo màu sắc để chuẩn bị cho việc học đếm

Phương pháp

Chuẩn bị 2 nhóm đồ màu xanh và đỏ trên bàn. Hỏi bé cái nào xanh, cái nào đỏ. Khi bé có thể phân biệt hết các vật thể, mẹ hãy để các bức hình có màu xanh thành một nhóm, màu đỏ thành một nhóm, vừa làm vừa nói: “đỏ đi với đỏ”, “xanh đi với xanh”. Chơi nhiều lần như vậy, cho đến khi bé biết tự phân loại.

+ Nhận biết đồ vật

Mục đích

Nhận biết các vật dụng hàng ngày, dùng tay chỉ và nói tên đồ vật.

Phương pháp

Chỉ một đồ vật cho bé nhìn để bé gọi tên. Mẹ có thể khuyến khích các bé cùng chơi và xem ai có thể nói tên của đồ vật nhanh nhất, tạo không khí cổ vũ và thi đua cho các bé.

+ Đoán đồ vật


Mục đích

nhận biết sự vật từ đặc điểm bộ phận nào đó, rèn luyện khả năng quan sát và ghi nhớ của bé

Phương pháp

Mẹ lấy một chiếc khăn trải bàn gói vài thứ vật dụng, mỗi một vật lại lộ ra một phần nào đó. cho bé xem từng thứ và đoán xem đấy là đồ vật gì.

+ Đọc thơ

Các nghiên cứu cho thấy bé thường xuyên được tiếp xúc với các bài thơ, đồng dao, ca dao… có ý nghĩa giáo dục sẽ phát triển trí tuệ cực tốt và thông minh hơn so với những bạn khác. Vì thế, ngoài đọc truyện cho bé, mẹ hãy dạy bé những bài thơ hay ngay từ bây giờ nhé.

Bài thơ giúp phát triển trí thông minh cho bé:

+ Cái lưỡi

Tôi là cái lưỡi
Giúp bạn hằng ngày
Nếm vị thức ăn
Nào chua nào ngọt
Những gì quá nóng
Bạn chớ vội ăn
Hãy chờ một tý
Không thì đau tôi.

+ Bé đánh răng

Bàn chải mềm
Kem thơm quá!
Bàn chải êm
Kem ngọt quá

Xong hàm dưới
Đánh hàm trên
Đánh thật kỹ
Bé đừng quên

Ô! Ô! Kìa
Một “con sâu”
Rớt ra ngoài
Ô! Ô! Kìa
Hai “con sâu”
Rớt ra ngoài 

Súc miệng kỹ
Rửa mặt thôi
Ai cười tươi
Răng trắng thế.

+ Rùa và thỏ

Có một chú Rùa
Và một chú Thỏ
Buổi sáng sáu giờ
Cùng nhau đi học

Chú Rùa nặng nhọc
Biết tính đường dài
Đi thẳng một hơi
Đến trường không muộn

Chú Thỏ lười nhác
Nhảy nhót hát ca
Đuổi bướm hái hoa
Quên giờ đến lớp
Tùng tùng trống đánh
Thỏ chạy quáng quàng
Chân vắt lên vai.

Hy vọng với bài viết trên đây, mẹ có thể tự tin hơn trong việc lựa chọn đồ chơi tốt cho sự phát triển của bé.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

BÀI NỔI BẬT