Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

BẢO MẪU THỦ DẦU MỘT: NHỮNG CÁCH CHA MẸ NÊN DẠY CON

Xin chào cả  nhà hôm nay “dịch vụ giữ trẻ thủ dầu một” giới thiệu với cả nhà NHỮNG CÁCH CHA MẸ NÊN DẠY CON




Bậc làm cha làm mẹ nào cũng vậy, ai cũng mong con mình khôn lớn nên người giỏi giang, bản lĩnh. Thế giới có biết bao điều biến đổi, bao cám dỗ không ngờ … Phải làm sao để giúp con có thể tự đương đầu với những cám dỗ ấy?

Mỗi ngày trôi qua, ta đều mong con mình sẽ có thể vững vàng khi đối mặt với những tình huống “nguy hiểm” – dù là liên quan đến ma túy, rượu chè, hay những trang web đen. Ta cầu mong phản ứng đầu tiên của con sẽ là một chữ “KHÔNG!” dõng dạc.


Nói thì nói vậy, nhưng làm đâu có đơn giản chút nào. Khi hình dung những tình huống nói-không-đi-con ấy, ta thường tưởng tượng đến cảnh một tên côn đồ đang gạ gẫm con mua một món hàng cấm và con cương quyết gạt đi. Ta thường không nghĩ rằng đối tượng mà con phải nói lời từ chối nhiều nhất chính là những cô bé, cậu bé khác cùng chơi với con.  Thật ra, ở lứa tuổi đang lớn này, áp lực lớn nhất của con đến từ những người bạn. Áp lực ấy không thể hiện hiển nhiên như việc ai đó dúi bia vào tay con bạn; và áp lực không chỉ đến từ những đứa bị cho là trẻ hư.



Theo Tiến sĩ Richard R. Clayton, phó trưởng Khoa Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng tại đại học Kentucky, một trong những nguyên nhân đó là do khu vực não dùng để đưa ra những quyết định quan trọng sẽ không được hình thành hoàn toàn và đầy đủ cho đến tuổi 20. Không có nhiều đứa trẻ có đủ kỹ năng điều tiết cảm xúc của mình như người lớn chúng ta mong muốn. Vậy nên khi ai đó yêu cầu con bạn thực hiện một nhiệm vụ hay trả lời những câu hỏi kiểm tra thì nhiều khả năng bé sẽ rơi ngay vào tình huống cảm xúc cao đấy.



Thêm vào đó, các bậc cha mẹ cũng thường đánh giá thấp cường độ và mức độ của áp lực từ bạn bè của con. Kết quả từ các cuộc khảo sát và thăm dò cho thấy việc “đối phó” với bạn bè là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căng thẳng cho lứa tuổi thiếu niên này. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi, con phải cân nhắc tình huống, quyết định xem có muốn nói “không” hay không, và sau đó, khó nhất, tiếp tục phải quyết định nói như nào để không làm sứt mẻ tình bạn.



Bố mẹ hãy giúp bằng cách cung cấp cho con một kho các chiến thuật nói “Không!” mạnh mẽ chống lại được áp lực nhé. 



1. Dạy con xác định mình là mình



Trẻ con, mà đặc biệt là cái lứa nhỡ nhỡ này, có một khuynh hướng mạnh mẽ là “từ bỏ” cá nhân, mong muốn mình là một phần của nhóm và suy nghĩ theo nhóm. Giải thích cho con  hiểu rằng bằng cách suy nghĩ về bản thân như một cá nhân độc lập, con sẽ dễ dàng và chủ động hơn trong việc thoát khỏi những tình huống khó xử. Chẳng hạn như khi nhóm bạn của con hút thuốc, và bé biết rằng đó là một việc hoàn toàn không nên làm, bé có thể mạnh dạn nói, “Tớ không hút đâu vì tớ không thích như thế, tớ về trước đây.”



Đó hẳn là điều bạn mong muốn, phải không nào? Và vì bé không tỏ ra tự mãn, khôn ngoan hơn bạn mình, tình bạn của con cũng sẽ không bị ảnh hưởng – đó là điều mà con mong muốn.



2. Dạy con cân nhắc các lựa chọn.



Trẻ con lúc nào cũng được “mời gọi, rủ rê” làm những thứ mà nhiều trong số đó dường như vô hại với chúng. Tuy nhiên, hãy giúp con tập cân nhắc thiệt hơn trước khi hành động. Chẳng hạn như: Để cho cậu bạn Đẹp Trai Nổi Tiếng Cả Trường copy bài thì có gì hay? (Chẳng có gì  hay cả. Con cũng sẽ không vì thế mà “được” cậu ta chọn làm bạn thân.) Còn có hại gì? (Nhiều lắm. Con có thể bị bắt quả tang, bị phạt, bố mẹ nổi giận… Nếu không thì con cũng sẽ tiếp tục phải cho anh chàng này chép bài, thậm chí cả bạn bè của chàng ta nữa.)



3. Dạy con đổ thừa cho mẹ.



Trẻ con luôn có thể nói “Không được đâu, mẹ tớ phạt đấy!” khi bé cần từ chối trước sức ép của bạn bè. Điều đó hoàn toàn là sự thật. Nhưng thế cũng có nghĩa là bố mẹ phải nói cho con hiểu, sớm và thường xuyên, về các quy tắc cũng như hậu quả xảy ra khi bé vi phạm những quy tắc ấy – cả những hậu quả gần và dễ hiểu nhất (bị phạt) và những hậu quả xa xôi mà có thể bé chưa hiểu ngay được (như ảnh hưởng đến sức khỏe, tương lai…) Biết được trước những điều này sẽ giúp con bạn dễ “sống lành mạnh” hơn nhiều đấy.



4. Dạy con lên tiếng



Trẻ càng quả quyết bao nhiêu thì càng ít bị thành nạn nhân của áp lực bấy nhiêu. Và thể hiện mình, tự đẩy mình về phía trước – cũng giống như bất kỳ một hành vi nào khác của con người – có thể học được qua sự lặp đi lặp lại. Bố mẹ hãy khuyến khích con nói lên ý kiến về bất cứ vấn đề gì một cách lịch sự, rõ ràng, mạch lạc hoặc đơn giản chỉ là để con tự gọi món ăn, tự mua món hàng mà bé cần… Hãy để con tự lên tiếng!



5. Dạy con sử dụng ngôn ngữ cơ thể.



Nếu con bạn biết ngẩng cao đầu và giao tiếp bằng mắt, thông điệp “Không!” của con sẽ giá trị hơn nhiều. Khi xem TV hay phim ảnh, hãy chỉ ra và cùng con theo dõi những nhân vật trông mạnh mẽ, chuyển động một cách dứt khoát, quả quyết, và những người trông yếu đuối, dường như không thể tự bảo vệ mình… qua đó, con sẽ hiểu được rõ hơn khi bạn nói về ngôn ngữ cơ thể.

6. Dạy con nói “Không!” là “Không”

Hãy cho con biết rằng khi muốn từ chối điều gì đó, bé nên thể hiện một cách mạnh mẽ, rõ ràng và kiên định. Chẳng hạn, nếu được “mời” một điếu thuốc, bé nên nói, “Tớ không muốn.” Nếu người khác vẫn cứ nài ép, bé vẫn chỉ cần tiếp tục nói “Tớ không muốn.” Càng nói “không!” bé sẽ càng cảm nhận được điều đó, và thật sự càng có ý nói điều đó. Vậy nên kiên định với thông điệp của mình không chỉ là cách thể hiện ý kiến với người khác mà còn là cách tự khẳng định với bản thân, giúp bé ngày càng tự tin hơn.

Tuy nhiên bố mẹ cần lưu ý: Ta dạy con kiên định nói “không!” nhưng cũng cần dạy con chú ý vì ở cái tuổi ăn chưa no lo chưa tới này, bé có thể nói “không!” theo cách có thể gây ra những rắc rối xã hội không cần thiết. (Cả người lớn chúng ta cũng rất dễ rơi vào tình huống này.) Chúng ta không cần phải hét lên hay rên rỉ để khiến người khác cảm nhận được sự nghiêm túc của mình. Những lời cứng rắn chỉ nên dùng khi tình huống đã bị đẩy đi xa, còn đầu tiên, bé chỉ cần từ chối nhẹ nhàng, nếu vui vui nữa thì càng tốt. Như thế, bé sẽ tránh được rắc rối, giữ được thể diện với bạn bè cũng như bầu không khí nhẹ nhàng.  

7. Dạy con nói “có!” là “có”

Bố mẹ thường đau đầu dành thời gian nghĩ cách dạy con nói “Không!” nhưng các cô cậu ngày nay thật ra cũng gặp khó khăn khi nói “Có!” Khi nhận được một lời mời hay một lời đề nghị, dù thích thú hay muốn tham gia, nhiều đứa trẻ cũng đột nhiên trở nên vụng về, nói năng lắp bắp, thậm chí lúng túng đến mức có thể chẳng có luôn những cử chỉ hay hành động tỏ thiện ý.

Sự căng thẳng và lúng túng này không thể dễ dàng mà thay đổi được, bạn cần tập dần dần cho con qua những điều nhỏ nhặt hàng ngày. Chẳng hạn khi bạn rủ con ăn kem và bé chỉ đáp lại một cách ơi hời, hãy “phàn nàn” nhẹ nhàng với con rằng, “Nghe chẳng có vẻ gì là con muốn ăn kem cả. Con có muốn thử nói lại không?” để dạy bé nói “có!”:

• Nhìn thẳng vào mắt người đưa ra lời mời

• Nói rõ ràng, không ấp úng lúng búng

• Gật đầu, mỉm cười

• Ngôn ngữ cơ thể “mở” – không khoanh tay trước ngực hay đứng nghiêng

• Cám ơn người đã đưa ra lời mời.

Dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một chúc cả nhà thành công.


Tag: Dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một, dịch vụ giữ trẻ tốt nhất thủ dầu một, cách chăm sóc bé tốt nhất, cách nuôi con tốt nhất, cách nấu ăn giúp bé ăn nhiều, giữ trẻ ở thủ dầu một, bình dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

BÀI NỔI BẬT