Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

BẢO MẪU THỦ DẦU MỘT: NHỮNG CÁCH CHA MẸ NÊN DẠY CON

Xin chào cả  nhà hôm nay “dịch vụ giữ trẻ thủ dầu một” giới thiệu với cả nhà NHỮNG CÁCH CHA MẸ NÊN DẠY CON




Bậc làm cha làm mẹ nào cũng vậy, ai cũng mong con mình khôn lớn nên người giỏi giang, bản lĩnh. Thế giới có biết bao điều biến đổi, bao cám dỗ không ngờ … Phải làm sao để giúp con có thể tự đương đầu với những cám dỗ ấy?

Mỗi ngày trôi qua, ta đều mong con mình sẽ có thể vững vàng khi đối mặt với những tình huống “nguy hiểm” – dù là liên quan đến ma túy, rượu chè, hay những trang web đen. Ta cầu mong phản ứng đầu tiên của con sẽ là một chữ “KHÔNG!” dõng dạc.


Nói thì nói vậy, nhưng làm đâu có đơn giản chút nào. Khi hình dung những tình huống nói-không-đi-con ấy, ta thường tưởng tượng đến cảnh một tên côn đồ đang gạ gẫm con mua một món hàng cấm và con cương quyết gạt đi. Ta thường không nghĩ rằng đối tượng mà con phải nói lời từ chối nhiều nhất chính là những cô bé, cậu bé khác cùng chơi với con.  Thật ra, ở lứa tuổi đang lớn này, áp lực lớn nhất của con đến từ những người bạn. Áp lực ấy không thể hiện hiển nhiên như việc ai đó dúi bia vào tay con bạn; và áp lực không chỉ đến từ những đứa bị cho là trẻ hư.



Theo Tiến sĩ Richard R. Clayton, phó trưởng Khoa Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng tại đại học Kentucky, một trong những nguyên nhân đó là do khu vực não dùng để đưa ra những quyết định quan trọng sẽ không được hình thành hoàn toàn và đầy đủ cho đến tuổi 20. Không có nhiều đứa trẻ có đủ kỹ năng điều tiết cảm xúc của mình như người lớn chúng ta mong muốn. Vậy nên khi ai đó yêu cầu con bạn thực hiện một nhiệm vụ hay trả lời những câu hỏi kiểm tra thì nhiều khả năng bé sẽ rơi ngay vào tình huống cảm xúc cao đấy.



Thêm vào đó, các bậc cha mẹ cũng thường đánh giá thấp cường độ và mức độ của áp lực từ bạn bè của con. Kết quả từ các cuộc khảo sát và thăm dò cho thấy việc “đối phó” với bạn bè là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căng thẳng cho lứa tuổi thiếu niên này. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi, con phải cân nhắc tình huống, quyết định xem có muốn nói “không” hay không, và sau đó, khó nhất, tiếp tục phải quyết định nói như nào để không làm sứt mẻ tình bạn.



Bố mẹ hãy giúp bằng cách cung cấp cho con một kho các chiến thuật nói “Không!” mạnh mẽ chống lại được áp lực nhé. 



1. Dạy con xác định mình là mình



Trẻ con, mà đặc biệt là cái lứa nhỡ nhỡ này, có một khuynh hướng mạnh mẽ là “từ bỏ” cá nhân, mong muốn mình là một phần của nhóm và suy nghĩ theo nhóm. Giải thích cho con  hiểu rằng bằng cách suy nghĩ về bản thân như một cá nhân độc lập, con sẽ dễ dàng và chủ động hơn trong việc thoát khỏi những tình huống khó xử. Chẳng hạn như khi nhóm bạn của con hút thuốc, và bé biết rằng đó là một việc hoàn toàn không nên làm, bé có thể mạnh dạn nói, “Tớ không hút đâu vì tớ không thích như thế, tớ về trước đây.”



Đó hẳn là điều bạn mong muốn, phải không nào? Và vì bé không tỏ ra tự mãn, khôn ngoan hơn bạn mình, tình bạn của con cũng sẽ không bị ảnh hưởng – đó là điều mà con mong muốn.



2. Dạy con cân nhắc các lựa chọn.



Trẻ con lúc nào cũng được “mời gọi, rủ rê” làm những thứ mà nhiều trong số đó dường như vô hại với chúng. Tuy nhiên, hãy giúp con tập cân nhắc thiệt hơn trước khi hành động. Chẳng hạn như: Để cho cậu bạn Đẹp Trai Nổi Tiếng Cả Trường copy bài thì có gì hay? (Chẳng có gì  hay cả. Con cũng sẽ không vì thế mà “được” cậu ta chọn làm bạn thân.) Còn có hại gì? (Nhiều lắm. Con có thể bị bắt quả tang, bị phạt, bố mẹ nổi giận… Nếu không thì con cũng sẽ tiếp tục phải cho anh chàng này chép bài, thậm chí cả bạn bè của chàng ta nữa.)



3. Dạy con đổ thừa cho mẹ.



Trẻ con luôn có thể nói “Không được đâu, mẹ tớ phạt đấy!” khi bé cần từ chối trước sức ép của bạn bè. Điều đó hoàn toàn là sự thật. Nhưng thế cũng có nghĩa là bố mẹ phải nói cho con hiểu, sớm và thường xuyên, về các quy tắc cũng như hậu quả xảy ra khi bé vi phạm những quy tắc ấy – cả những hậu quả gần và dễ hiểu nhất (bị phạt) và những hậu quả xa xôi mà có thể bé chưa hiểu ngay được (như ảnh hưởng đến sức khỏe, tương lai…) Biết được trước những điều này sẽ giúp con bạn dễ “sống lành mạnh” hơn nhiều đấy.



4. Dạy con lên tiếng



Trẻ càng quả quyết bao nhiêu thì càng ít bị thành nạn nhân của áp lực bấy nhiêu. Và thể hiện mình, tự đẩy mình về phía trước – cũng giống như bất kỳ một hành vi nào khác của con người – có thể học được qua sự lặp đi lặp lại. Bố mẹ hãy khuyến khích con nói lên ý kiến về bất cứ vấn đề gì một cách lịch sự, rõ ràng, mạch lạc hoặc đơn giản chỉ là để con tự gọi món ăn, tự mua món hàng mà bé cần… Hãy để con tự lên tiếng!



5. Dạy con sử dụng ngôn ngữ cơ thể.



Nếu con bạn biết ngẩng cao đầu và giao tiếp bằng mắt, thông điệp “Không!” của con sẽ giá trị hơn nhiều. Khi xem TV hay phim ảnh, hãy chỉ ra và cùng con theo dõi những nhân vật trông mạnh mẽ, chuyển động một cách dứt khoát, quả quyết, và những người trông yếu đuối, dường như không thể tự bảo vệ mình… qua đó, con sẽ hiểu được rõ hơn khi bạn nói về ngôn ngữ cơ thể.

6. Dạy con nói “Không!” là “Không”

Hãy cho con biết rằng khi muốn từ chối điều gì đó, bé nên thể hiện một cách mạnh mẽ, rõ ràng và kiên định. Chẳng hạn, nếu được “mời” một điếu thuốc, bé nên nói, “Tớ không muốn.” Nếu người khác vẫn cứ nài ép, bé vẫn chỉ cần tiếp tục nói “Tớ không muốn.” Càng nói “không!” bé sẽ càng cảm nhận được điều đó, và thật sự càng có ý nói điều đó. Vậy nên kiên định với thông điệp của mình không chỉ là cách thể hiện ý kiến với người khác mà còn là cách tự khẳng định với bản thân, giúp bé ngày càng tự tin hơn.

Tuy nhiên bố mẹ cần lưu ý: Ta dạy con kiên định nói “không!” nhưng cũng cần dạy con chú ý vì ở cái tuổi ăn chưa no lo chưa tới này, bé có thể nói “không!” theo cách có thể gây ra những rắc rối xã hội không cần thiết. (Cả người lớn chúng ta cũng rất dễ rơi vào tình huống này.) Chúng ta không cần phải hét lên hay rên rỉ để khiến người khác cảm nhận được sự nghiêm túc của mình. Những lời cứng rắn chỉ nên dùng khi tình huống đã bị đẩy đi xa, còn đầu tiên, bé chỉ cần từ chối nhẹ nhàng, nếu vui vui nữa thì càng tốt. Như thế, bé sẽ tránh được rắc rối, giữ được thể diện với bạn bè cũng như bầu không khí nhẹ nhàng.  

7. Dạy con nói “có!” là “có”

Bố mẹ thường đau đầu dành thời gian nghĩ cách dạy con nói “Không!” nhưng các cô cậu ngày nay thật ra cũng gặp khó khăn khi nói “Có!” Khi nhận được một lời mời hay một lời đề nghị, dù thích thú hay muốn tham gia, nhiều đứa trẻ cũng đột nhiên trở nên vụng về, nói năng lắp bắp, thậm chí lúng túng đến mức có thể chẳng có luôn những cử chỉ hay hành động tỏ thiện ý.

Sự căng thẳng và lúng túng này không thể dễ dàng mà thay đổi được, bạn cần tập dần dần cho con qua những điều nhỏ nhặt hàng ngày. Chẳng hạn khi bạn rủ con ăn kem và bé chỉ đáp lại một cách ơi hời, hãy “phàn nàn” nhẹ nhàng với con rằng, “Nghe chẳng có vẻ gì là con muốn ăn kem cả. Con có muốn thử nói lại không?” để dạy bé nói “có!”:

• Nhìn thẳng vào mắt người đưa ra lời mời

• Nói rõ ràng, không ấp úng lúng búng

• Gật đầu, mỉm cười

• Ngôn ngữ cơ thể “mở” – không khoanh tay trước ngực hay đứng nghiêng

• Cám ơn người đã đưa ra lời mời.

Dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một chúc cả nhà thành công.


Tag: Dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một, dịch vụ giữ trẻ tốt nhất thủ dầu một, cách chăm sóc bé tốt nhất, cách nuôi con tốt nhất, cách nấu ăn giúp bé ăn nhiều, giữ trẻ ở thủ dầu một, bình dương

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

BẢO MẪU THỦ DẦU MỘT: BỐ MẸ NÊN TRÁNH LÀM GƯƠNG XẤU CHO CON

Xin chào cả  nhà hôm nay “dịch vụ giữ trẻ thủ dầu một” giới thiệu với cả nhà CÁCH NUÔI DẠY CON 




Tránh làm gương xấu cho con 



Con cái là tấm gương phản chiếu từ cha mẹ, ông bà, môi trường sống. Do đó, nếu bạn muốn con mình ngoan thì bản thân những người trực tiếp nuôi dạy trẻ cần làm gương tốt trong mọi hoạt động để con học tập. Những hoạt động làm gương, dạy dỗ này không nhất thiết phải giáo điều, phải “đao to búa lớn” mà chỉ cần từ những việc nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể dạy con làm người tham gia giao thông có ý thức bằng cách không vượt đèn đỏ, bỏ rác đúng nơi quy định hay ăn hết suất ăn của mình…



Chỉ bằng những điều rất nhỏ nhặt đó thôi, tuy nhiên đây lại là những bài học hết sức bổ ích giúp hình thành nên nhân cách của con. Bởi vậy, nếu muốn dạy con ngoan thì trước hết cha mẹ, ông bà hãy biến mình thành tấm gương sáng để con noi theo học tập. Trẻ con là những búp non trên cành, dễ uống nhưng cũng dễ gãy. Do đó, với từng cách dạy con ngoan, từng phương pháp chăm sóc trẻ con, cha mẹ cũng nên cân nhắc và áp dụng với từng trường hợp, từng hoàn cảnh. 



Những phương pháp này không sai, song nó cần được áp dụng phù hợp trong những điều kiện nhất định chứ không phải là đáp số cho mọi bài toán.



Dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một chúc cả nhà thành công.




Tag: Dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một, dịch vụ giữ trẻ tốt nhất thủ dầu một, cách chăm sóc bé tốt nhất, cách nuôi con tốt nhất, cách nấu ăn giúp bé ăn nhiều, giữ trẻ ở thủ dầu một, bình dương


BẢO MẪU THỦ DẦU MỘT: MẸ CẦN NGHIÊM KHẮC VÀ TRÁNH NUÔNG CHIỀU CON

Xin chào cả  nhà hôm nay “dịch vụ giữ trẻ thủ dầu một” giới thiệu với cả nhà CÁCH NUÔI DẠY CON




Tránh nuông chiều, cần nghiêm khắc



Nghiêm khắc ở đây không có nghĩa là khắt khe, bảo thủ hay hạn chế mọi mong muốn của con. Nghiêm khắc ở đây tức là không nuông chiều con một cách thái quá, không phải bất cứ điều gì con đòi cũng cần phải được đáp ứng.



Đây là một điều không hề dễ dàng để thực hiện. Trên thực tế, với tâm lý dành những gì tốt nhất cho con, đáp ứng mọi yêu cầu của con để đổi lấy một sự vâng lời trong một khoảng thời gian nhất định được khá nhiều ông bố bà mẹ áp dụng. Tuy nhiên, đây không phải là một cách tốt để giúp con ngoan, con có được những nhận thức đúng đắn mà đôi khi nó còn phản tác dụng. Trong nhiều trường hợp, trẻ sẽ chỉ vâng lời khi điều kiện của chúng được đáp ứng. Lâu dần, nó trở thành thói quen đòi hỏi và bất cứ điều gì cũng sẽ trở thành sự trao đổi 1 – 1 giữa bố mẹ và con. Thực tế này sẽ rất nguy hiểm bởi lúc này, trẻ sẽ rất khó để phân biệt đúng sai và chỉ chăm chăm đòi bố mẹ đáp ứng nhu cầu của mình.



Bởi vậy, cha mẹ cần biết lúc nào cần thiết để nghiêm khắc, lúc nào có thể thỏa thuận với trẻ để giúp trẻ nhận biết được vấn đề. Có như vậy, con mới trở thành một đứa trẻ biết cân nhắc và hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện những nhu cầu, mong muốn đó.



Dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một chúc cả nhà thành công.




Tag: Dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một, dịch vụ giữ trẻ tốt nhất thủ dầu một, cách chăm sóc bé tốt nhất, cách nuôi con tốt nhất, cách nấu ăn giúp bé ăn nhiều, giữ trẻ ở thủ dầu một, bình dương


Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Bảo Mẫu Thủ Dầu Một: NHỮNG CÁCH GIÚP MẸ DẠY CON BIẾT YÊU THƯƠNG EM




Hầu hết những đứa trẻ sẽ có cảm giác bị bỏ rơi, cảm giác bị chia sẻ tình yêu thương khi mẹ của chúng chuẩn bị sinh em bé. Khi rơi vào tâm trạng này, trẻ rất cần sự giúp đỡ của ba mẹ để có thể kiểm soát được cảm xúc của mình.Những cách sau đây sẽ giúp mẹ dạy con biết yêu thương em, giúp trẻ không rơi vào tình trạng mất cân bằng tâm lý của mình:

CHUẨN BỊ TÂM LÝ CHO CON LÀM QUEN DẦN VỚI EM BÉ SẮP CHÀO ĐỜI:

Nói chuyện cùng con, sử dụng hình ảnh hoặc kể những câu chuyện để cho con thấy bé sơ sinh đáng yêu đến cỡ nào. Nếu có bạn bè hoặc người thân vừa mới sinh em bé, bạn nên thường xuyên cho con đến chơi với bé.

TRÒ CHUYỆN CÙNG CON VỀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC CÓ THÊM EM:

Giúp trẻ hiểu nếu có thêm em, trẻ sẽ có người chơi cùng. Anh chị em ruột chính là những người cùng chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, là người bạn thân tốt nhất và suốt đời của con.

DẪN CON CÙNG ĐI MUA SẮM ĐỒ CHO EM:

Để con cùng chọn quần áo, đồ chơi cho em sẽ khiến con bạn cảm thấy mình “người lớn” hơn và đánh thức bản năng làm anh, chị trong bé. Sau này, con sẽ thấy rất tự hào khi kể với em mình về những món đồ mà anh, chị đã tự lựa chọn cho em.

ĐỂ BÉ MỚI SINH “TẶNG QUÀ” CHO ANH, CHỊ CỦA MÌNH:

Nếu con lớn của bạn cũng chỉ mới vài ba tuổi, đây là một ý tưởng thú vị để tạo cảm tình của con đối với em bé vừa chào đời.

Chuẩn bị sẵn một món quà be bé, xinh xinh và thế là khi mẹ sinh em bé, trẻ không chỉ có thêm em mà còn được tặng quà nữa. Đứa trẻ nào lại không thích quà nhỉ?

GIÚP CON HIỂU CHUYỆN HƠN:

Trong trường hợp con của bạn đã đủ lớn và hiểu chuyện, bạn nên giải thích cho con rằng em bé không phải lúc nào cũng vui vẻ, tươi cười mà sẽ có những lúc khóc quấy, nôn ói. Cố gắng giúp con hiểu rằng khi còn nhỏ con cũng như thế, theo thời gian em cũng sẽ lớn chững chạc giống như con bây giờ vậy.

ĐỂ CON CÙNG BA MẸ CHĂM SÓC EM BÉ:

Tùy theo độ tuổi của con, bạn có thể để con giúp chuẩn bị khăn tắm cho bé hoặc lấy tã cho em. Bằng cách này, trẻ sẽ thấy mình có ích hơn. Trẻ sẽ thích được ba mẹ nhờ vả những chuyện như lấy quần áo cho em hoặc hát cho em nghe đấy.

DẠY CON CÁCH ẴM EM:

Cho con ẵm em bé sẽ khiến hai con trở nên thân thiết với nhau hơn. Tuy nhiên, cần nhắc con nhớ rằng chỉ được ẵm em bé khi có ba mẹ ở bên. Để đảm bảo an toàn, không bao giờ để con một mình với em vì trẻ có thể làm em đau khi cưng nựng.

KHEN NGỢI CON KHI CÓ THỂ:

Khi con lấy quần áo hoặc tã cho em giúp mẹ, đừng quên nói cám ơn và khen con. Ngay cả khi con kiên nhẫn ngồi đợi mẹ cho em bú để tới lúc mẹ chơi cùng, bạn cũng nên thể hiện cho con thấy bạn đề cao sự hợp tác của trẻ.

DÀNH NHIỀU THỜI GIAN CHO CON MỖI KHI EM BÉ MỚI SINH NGỦ:

Bạn có thể đưa trẻ ra ngoài chơi đồng thời cũng là cơ hội cho bạn vận động một chút. Còn nếu bạn không tiện ra ngoài, có thể cùng trẻ chơi các trò trong nhà như xếp hình, nặn đất sét….

KHUYẾN KHÍCH TRẺ NÓI RA CẢM XÚC CỦA MÌNH:

Thông qua những cuộc chuyện trò thân mật giữa hai mẹ con, bạn sẽ phát hiện ra nếu có điều gì đó về việc có em khiến trẻ khó chịu. Từ đó, bạn có thể giải thích cho trẻ nếu con đã hiểu lầm hoặc tìm cách điều chỉnh để không tạo cảm giác tiêu cực kéo dài cho con. Trò chuyện với nhau là thói quen tốt giúp bạn luôn có thể thấu hiểu và chia sẻ cùng con cũng như tìm kiếm sự hợp tác ở trẻ.



Tag: dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một, dịch vụ giữ trẻ tốt nhất thủ dầu một, cách chăm sóc bé tốt nhất, cách nuôi con tốt nhất, cách nấu ăn giúp bé ăn nhiều, giữ trẻ ở thủ dầu một, bình dương

Bảo Mẫu Thủ Dầu Một: DẠY CON BIẾT YÊU THƯƠNG EM

Cha mẹ hãy giúp con giải tỏa những nỗi bức xúc trong lòng, giải thích cho bé hiểu vì sao không nên hành động như thế. Khi rơi vào tâm trạng này, bé rất cần sự giúp đỡ của cha mẹ để có thể kiểm soát cảm xúc của mình.

Theo các chuyên gia tâm lý, những bé đang là trung tâm của cả gia đình, “tự nhiên” bị đẩy ra rìa khi có em bé xuất hiện thì các em sẽ có cảm giác như bị bỏ rơi. Đây cũng là tâm lý bình thường của các bé, vì còn quá nhỏ để nhận ra mối quan hệ ruột thịt với em. Lúc này, cha mẹ cần có ứng xử thích hợp để bé không rơi vào tình trạng mất cân bằng tâm lý. Đồng thời dạy con biết yêu thương và dành tình cảm cho em.

Đầu tiên, cha mẹ cần chuẩn bị về mặt tâm lý cho bé khi sắp được “lên chức”:

Trước khi sinh, bạn hãy nói với con, thật chân thành và thẳng thắn, về sự xuất hiện sắp tới của một em bé nữa trong nhà.

Bên cạnh đó, bạn nên giúp con hình dung những thay đổi có thể xảy đến khi em bé chào đời, ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến con (kể cả tích cực và không tích cực).
Động viên con đặt nhiều câu hỏi liên quan đến em và nói cho bố mẹ biết con cảm thấy thế nào. Thường xuyên trấn an con rằng không gì có thể ảnh hưởng đến tình yêu của bố mẹ dành cho con.

Dạy con biết yêu thương em



Nói chuyện với bé về chuyện bé sắp được lên chức sẽ là bước đầu dạy cho bé biết thương em.

Để hạn chế tính ghen tị của bé, cha mẹ phải gần gũi, chia sẻ với con, và thực hiện các biện pháp sau:

Nói chuyện nhẹ nhàng, chia sẻ với bé rằng cha mẹ rất hiểu cảm giác ghen tị với người khác. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy gần gũi và được thông cảm. Tuy nhiên, phải nhớ nói thêm với bé rằng chưa bao giờ bạn để cảm giác đó tồn tại lâu, vì điều đó sẽ làm mình luôn thấy buồn phiền, lo lắng. Cảm giác ghen tị của bé sẽ dần nguôi ngoai.

Khuyến khích bé nói ra sự ghen tị của mình. Bày tỏ cảm xúc tiêu cực giúp trẻ thấy nhẹ nhõm hơn. Nếu phớt lờ tính ghen tị của con, cha mẹ không thể giúp bé từ bỏ được tính xấu này. Hãy giúp bé thổ lộ, thông qua các hoạt động, sự ghen tị dần dần sẽ mất đi.

Hãy tìm hiểu nguyên nhân sâu xa khiến bé ghen tị. Cha mẹ hãy giúp con giải tỏa những nỗi bức xúc trong lòng, giải thích cho bé hiểu vì sao không nên hành động như thế. Khi rơi vào tâm trạng này, bé rất cần sự giúp đỡ của cha mẹ để có thể kiểm soát cảm xúc của mình.

Ngay từ những năm đầu đời hãy dạy con cách chia sẻ với mọi người xung quanh, hãy từ những bài học trong gia đình và nhà trường để giúp trẻ biết cách thể hiện thể hiện lòng vị tha với các thành viên trong gia đình cũng như với người xung quanh.

Bạn cũng cần lưu ý, không nên quát mắng khi bé có những hành động thể hiện sự ganh tị. Vì khi đó chúng sẽ che giấu cảm xúc thật của mình, không dám bộc lộ ra, và sống khép mình hơn với mọi người.


Tag: dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một, dịch vụ giữ trẻ tốt nhất thủ dầu một, cách chăm sóc bé tốt nhất, cách nuôi con tốt nhất, cách nấu ăn giúp bé ăn nhiều, giữ trẻ ở thủ dầu một, bình dương

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

BẢO MẪU THỦ DẦU MỘT: CÁCH DẠY TRẺ VỀ THẾ GIỚI TỰ NHIÊN

Dạy trẻ về thiên nhiên có thể kích thích tình yêu đối với thế giới tự nhiên trong trẻ. Trẻ em dường như có một mối quan hệ bẩm sinh đối với những gì đang phát triển và các sinh vật trên thế giới. Dạy trẻ cách quan sát cẩn thận và quan tâm tới những gì bắt gặp trong tự nhiên sẽ giúp trẻ trưởng thành hơn trong việc tôn trọng và đánh giá thế giới xung quanh.

Đưa những kỳ quan của thiên nhiên vào trong thế giới của trẻ là một việc khá dễ dàng. Ngay cả những thành phố bận rộn nhất thế giới cũng có những sinh vật và những thứ chậm chạp như những nụ hoa từ từ hé mở. Hãy mạo hiểm bước ra ngoài để có một cái nhìn sâu sắc về sự phong phú của thế giới xung quanh ta bởi chính chúng ta là người bảo vệ thế giới tự nhiên.



Trước khi trẻ đến trường

Trẻ nhỏ không biết tự nhiên hình thành như thế nào. Đôi mắt của trẻ chỉ dõi theo của một loài bướm với niềm đam mê. Hãy xem cuộc gặp gỡ đầu tiên của một đứa trẻ với một bông hoa hay một con vật cưng để thấy trẻ hứng thú như thế nào.
Đảm bảo cho con trẻ có thường xuyên có được không khí cởi mở là rất quan trọng. Cơ hội chạm vào cỏ xanh, xem một con chim đang cất cánh bay và làn gió làm rơi nhẹ những chiếc lá đều là những điều sẽ kích hoạt sự tò mò tự nhiên của trẻ.

Bắt đầu từ hạt giống trong một cái chậu hoặc khu vườn nhỏ và chăm sóc chúng có thể là một hoạt động chia sẻ. Trồng và sau đó ăn một vài loại rau quả có thể là sự khởi đầu của sự hiểu biết về chu trình của cuộc sống và chuỗi thực phẩm mà chúng ta là một phần trong đó. Trồng cây cùng nhau mỗi năm một lần cũng là niềm vui và có thể trở thành một truyền thống gia đình.

Những điểm cần lưu ý:

Hãy dành thời gian thường xuyên đi ra ngoài vào và trải nghiệm thế giới tự nhiên.

Bắt đầu một khu vườn nhỏ bạn có thể trồng cây cùng trẻ. 

Dạy con bạn quan sát và đối xử các sinh vật một cách cẩn thận.

Từ mẫu giáo đến lớp 3

Những đứa trẻ cần thời gian trong môi trường xung quanh tự nhiên. Xem con trẻ chạy chân trần trên thảm cỏ màu xanh hoặc trên một bãi biển đầy cát trắng sẽ cho bạn thấy niềm vui mà trẻ đang trải nghiệm.

Trẻ ở độ tuổi này rất yêu thích rừng. Chuyến đi bộ ngắn khám phá tự nhiên sẽ cho trẻ những trải nghiệm cuộc sống về phong cảnh, âm thanh, mùi vị và cảm giác. Hãy dạy trẻ dọn dẹp hộp đựng hoặc giấy gói sau khi sử dụng xong sẽ tạo được cho trẻ thói quen tốt tôn trọng môi trường sống tự nhiên.

Trẻ ở tuổi này thích theo dõi thời tiết. Giữ biểu đồ về thời tiết, nhiệt độ, sau đó quan sát và ghi lại có thể giúp trẻ hiểu nhịp điệu của các mùa. Chú ý các biểu hiện của đám mây trước các sự kiện thời tiết nhất định có thể cho trẻ những kiến thức thú vị.

Mở rộng cửa sổ hoặc vườn ở sân sau sẽ cho trẻ thấy mỗi cái cây đều có những đặc trưng riêng và với tốc độ phát triển riêng. Bắt đầu từ một đống phân ủ để sản xuất phân bón giàu dinh dưỡng có thể thể hiện mối liên quan của nhiều vấn đề với nhau và tác động tích cực của con người đối với tự nhiên.

Những điểm cần lưu ý:

Kinh nghiệm thực tế là cách tốt nhất để có được sự kết nối với tự nhiên.

Hãy tạo các hoạt động như đi bộ một đoạn ngắn, câu cá và các chuyến đi bơi thường xuyên.

Tìm hiểu cách làm thế nào để bắt đầu ủ một đống phân và tạo một khu vườn để trồng hoa và rau sẽ là một kế hoạch vui nho nhỏ của gia đình.

Tạo một biểu đồ thời tiết cùng trẻ và ghi lại tình trạng thời tiết hàng ngày.

Từ lớp 4 đến lớp 6

Những đứa trẻ lớn hơn đã sẵn sàng cho việc tiếp xúc nhiều hơn trong tự nhiên. Cắm trại ngoài trời hoặc tham gia một câu lạc bộ hướng đạo hay các câu lạc bộ về thiên nhiên có thể giúp trẻ xây dựng sự đánh giá về thiên nhiên và môi trường.

Trong khoảng thời gian vui chơi trong tự nhiên, trẻ lứa tuổi này rất thích ghi lai những gì mà mình nhìn thấy, nghe thấy và cảm nhận được. Cung cấp cho trẻ một cuốn tạp chí hoặc sổ ghi chú và bản vẽ sẽ khuyến khích sự quan tâm của trẻ đối với thiên nhiên. Mua sách hướng dẫn các lĩnh vực về các loài chim, bò sát, các loài lưỡng cư, côn trùng, hoa dại và cây sẽ làm cho trẻ cảm thấy thú vị hơn về những gì trẻ đã quan sát thấy trong tự nhiên.

Đây là lứa tuổi mà trẻ trở nên có ý thức về trách nhiệm của mình đối với Trái đất. Sự tham gia của trẻ em trong việc tái chế, dọn dẹp khu phố hoặc giải cứu động vật sẽ nuôi dưỡng sự quan tâm suốt đời đối với thiên nhiên và môi trường trong trẻ.

Những điểm cần lưu ý:

Chuyến đi cắm trại và tham gia vào các hoạt động hướng đạo hay câu lạc bộ tương tự sẽ duy trì mối liên kết với tự nhiên.

Cung cấp cho trẻ một tạp chí hoặc sổ ghi chép để ghi lại những gì quan sát được. 

Quan tâm đến việc thu gom rác của gia đình, dọn dẹp hay công tác giải cứu động vật.


Tag: dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một, dịch vụ giữ trẻ tốt nhất thủ dầu một, cách chăm sóc bé tốt nhất, cách nuôi con tốt nhất, cách nấu ăn giúp bé ăn nhiều, giữ trẻ ở thủ dầu một, bình dương

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

BẢO MẪU THỦ DẦU MỘT: CÁCH DẠY TRẺ NHẬN BIẾT HÌNH DẠNG VÀ MÀU SẮC

1. Hình dạng và màu sắc nên dạy riêng



Bản thân mình khuyên các mẹ không nên dùng những đồ chơi như hình dưới đây để dạy màu sắc trừ khi bé đã phân biệt được hình dạng.

Bạn có thể dùng những đồ chơi có cùng hình dạng như là xe hơi khác màu nhau để dạy cho bé:

Cách dạy: mẹ cầm chiếc xe màu đỏ lên và nói: đây là xe hơi màu đỏ. Mẹ bỏ xe hơi xuống và cầm xe màu xanh dương lên và nói: xe hơi màu xanh dương.

Hoặc là nói vào tình huống cụ thể: mẹ cho xe hơi màu xanh dương chạy và đường ray nha v.v…

Sau vài ngày thì mẹ hỏi: chiếc xe màu đỏ đâu rồi nhỉ. Bé bon có thấy xe màu đỏ đâu không?

Chơi vài ngày là bé sẽ nhận biết màu rất nhanh.

2. Dùng flashcard dạy màu cho bé

Đây là một cách rất hiệu quả có thể áp dụng luôn cho các bé nhỏ. Bạn mua giấy thủ công về và dán lên tờ bìa cứng. Dùng bút lông ghi lên chữ mặt sau màu của thẻ Flashcard.

Cách dạy: mẹ cầm bộ thẻ (khoảng 10 thẻ, mỗi thẻ một màu) lên và tráo trước mặt bé. Vừa tráo vừa đọc “màu xanh” , “màu đỏ”.

Sau khi tráo xong thì cất bộ thẻ đi. Lặp lại khoảng 3 lần 1 ngày. Kết hợp với cách 1 thì bạn dạy khoảng 1 tuần là bé sẽ nhớ vĩnh viễn không bao giờ nhầm lẫn các màu với nhau.




Tag: dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một, dịch vụ giữ trẻ tốt nhất thủ dầu một, cách chăm sóc bé tốt nhất, cách nuôi con tốt nhất, cách nấu ăn giúp bé ăn nhiều, giữ trẻ ở thủ dầu một, bình dương

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

BẢO MẪU THỦ DẦU MỘT: BỐ MẸ NÊN BỎ ĐIỆN THOẠI XUỐNG ĐỂ CHƠI VỚI CON NHIỀU HƠN

Điều rất dễ gặp trong các gia đình ngày nay đó là phần lớn đều bị ảnh hưởng nhiều bởi công nghệ thông tin và các thiết bị điện tử. Nhất là những năm gần đây, khi mạng xã hội phát triển rầm rộ hơn thì đi đâu cũng bắt gặp những hình ảnh mọi người chăm chú vào chiếc điện thoại và không để ý nhiều đến xung quanh.

Và điều đó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ nhỏ. Thế nhưng, nếu mọi người nhận ra được những lợi ích đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ khi được vui chơi cùng bố mẹ thì có lẽ mọi đứa trẻ đều được nhận những giá trị tốt đẹp nhất cho tuổi thơ mình. Trong quá trình tương tác với bố mẹ thông qua những món đồ chơi thông minh, bé sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời và chính bố mẹ cũng sẽ học được bài học khi không chú ý đến con vô cùng thấm thía.

Bài học của một người mẹ nghiện Facebook


Facebook không còn xa lạ gì với mọi người trong thời đại ngày nay, nếu không nói rằng nhiều người đã trở nên nghiện và không thể rời xa dù chỉ một ngày. Với nhiều bà mẹ, việc lên mạng xã hội chat, tán gẫu, mua sắm, đọc tin... đã trở  thành một thói quen khó bỏ.
Và vào một ngày, khi nhận được cuộc gọi của cô giáo về tình hình cô con gái vốn nổi tiếng ngoan ngoãn, lễ phép của mình như thế này “ Bé đi học rất không vâng lời, cô giáo hỏi nhiều câu cũng như không nghe thấy. Và dù cô có hỏi nguyên nhân hay nói gì thì bé cũng không nói một câu nào.”

Bà mẹ đã rất ngạc nhiên và nghĩ rằng cô giáo nhận xét nhầm về con gái mình với một bé nào đấy. Nên chị đã quyết định tối hôm đó về nhà hỏi chuyện con gái.

Và khi ngồi nói chuyện cùng con gái, dù chị có dùng mọi cách, từ nhẹ nhàng hỏi chuyện, không trách mắng con mà cố gắng tìm hiểu nguyên nhân, cho con thời gian suy nghĩ, răn đe hay nghiêm khắc, bé vẫn chỉ không nói gì và ngẩng đầu lên nhìn mẹ.

Điều này khiến bà mẹ hoàn toàn bất ngờ và dường như không chịu nổi. Và chị đã cố gắng bình tĩnh viết thư cho con gái với vài dòng ngắn ngủi nói rằng chị mong muốn được nói chuyện với con và xin lỗi con vì đã nổi nóng.

Lúc này thì em bé mới òa khóc và nói với mẹ rằng hôm nay con đã làm một “thí nghiệm” để xem người khác khi không được để ý đến thì sẽ thấy như thế nào. Cô bé nói rằng vì bố mẹ không có thời gian chơi với cô bé, mà lúc rảnh chỉ mải chơi với chiếc điện thoại.

Chơi với con tốt hơn nhiều so với chơi điện thoại



Đến lúc này, người mẹ mới giật mình nhận ra mình càng ngày càng dành nhiều thời gian cầm chiếc điện thoại nhiều chức năng không rời tay và ít có thời gian chơi với con. Chính vì thế đã dẫn đến tình trạng cô bé cảm thấy buồn và mới nghĩ rằng muốn xem người khác có cảm thấy như thế không khi cũng bị đối xử như vậy.

Người mẹ lúc này mới bừng tỉnh và nhận ra bấy lâu nay đã không chơi và nói chuyện với con nhiều. Đây cũng là một bài học đáng suy ngẫm dành cho nhiều phụ huynh khác và quyết định xem có nên rời điện thoại mỗi khi rảnh để chơi cùng con hay không.
Cả tương lai và sự gắn kết giữa bố mẹ và con cái phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có tắt điện thoại để vừa chơi với con vừa dạy con lúc này không.



Tag: dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một, dịch vụ giữ trẻ tốt nhất thủ dầu một, cách chăm sóc bé tốt nhất, cách nuôi con tốt nhất, cách nấu ăn giúp bé ăn nhiều, giữ trẻ ở thủ dầu một, bình dương

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

BẢO MẪU THỦ DẦU MỘT: NHỮNG CÁCH DẠY CON NGOAN HỌC GIỎI

Cách dạy con ngoan ngoãn, học giỏi không phải là quá khó. Quan trọng là bạn cần biết phương pháp và có sự kiên nhẫn để giúp con ngày càng tiết bộ hơn.

1. Tìm ra cách học tốt nhất cho con


Tùy vào tính cách mà mỗi bé sẽ phù hợp với một cách học khác nhau. Bạn không nên ép con học theo cách mà mình muốn, hãy chọn cách phù hợp với trẻ. Hãy thử quan sát xem con học tốt hơn khi ngồi một mình một phòng, hay khi ngồi học cùng anh (chị) của mình. Từ đó, bạn sẽ quyết định việc để bé ngồi học như thế nào.

Ngoài ra, hãy hướng dẫn con học theo các bản đồ tư duy bằng hình ảnh trực quan. Đây là một phương pháp khoa học rất hiệu quả trong việc kích thích trẻ tư duy và ghi nhớ. Chẳng hạn, nếu bạn đọc cho bé nghe một cuốn sách và bé không thể phân biệt được xương sống và xương sườn. Hãy vẽ một bức tranh sơ lược rồi chỉ cho bé phần nào là xương sống, phần nào là xương sườn. Với cách này bé sẽ rất dễ hiểu và ghi nhớ nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu quá nhiều chi tiết trên một bức tranh thì sẽ khiến bé bị rối và không thuộc. Do đó, với mỗi bức tranh hay bản đồ bạn chỉ chọn lọc những thông tin chính và trọng tâm thôi nhé. 

2. Giúp bé học theo trật tự



Hãy rèn cho con thói quen học tập khoa học và trật tự ngay từ đầu. Điều này rất có lợi cho sự phát triển tư duy và quá trình học của bé. Ngay từ khi ở bậc tiểu học, hãy tạo cho con thói quen làm bài tập ở nhà theo thời gian biểu. Chuẩn bị sẵn một quyển lịch bàn để trên bàn học của bé, giúp con đánh dấu những nhiệm vụ quan trọng cần hoàn thành. Sau mỗi nhiệm vụ đã làm xong, mẹ giúp bé khoanh tròn lại nhé. Khi con đã đọc thông viết thạo, có thể để bé tự làm việc này. Cách làm này giúp con có ý thức hơn trong việc học tập và rèn được thói quen làm việc theo kế hoạch. Như vậy những thời điểm quan trọng như thi học kỳ hay có bài kiểm tra con sẽ không bị quên và sắp xếp ôn tập được từ trước.

3. Tạo thói quen học tốt cho trẻ



Để việc học của bé có kết quả tốt, cha mẹ cần tạo thói quen học cho bé bằng nhiều phương pháp.

Giúp con phân chia thời gian để hoàn thành từng môn học. Khuyến khích bé tự phân thời gian dự định sẽ làm xong một môn.

Nếu bé biết sử dụng internet để tìm kiếm thông tin, phục vụ cho việc học, cha mẹ cần giám sát và hướng dẫn trực tiếp cho con. Bởi vì, không phải nguồn thông tin nào trên mạng cũng có ích cho bé.

Nếu muốn dạy con về chính tả, bạn có thể đọc một đoạn hội thoại để cho bé tập viết. Hoặc có thể đánh vần từng câu để bé viết. Sau đó, bạn kiểm tra và chữa lỗi cho con.

Muốn cùng bé chuẩn bị cho một kỳ thi, cha mẹ cần hướng dẫn con cách ôn tập. Hãy khuyến khích bé đặt câu hỏi và bạn cần đáp án để trả lời; cùng con sáng tạo ra những bài kiểm tra hoặc gợi ý cho bé những chủ đề quan trọng…

Nói với bé tầm quan trọng của bài kiểm tra, tránh lãng phí thời gian để ngồi chơi khi làm bài hoặc tốn nhiều thời gian vào câu hỏi khó. Với câu hỏi chưa có đáp án, bạn cần gợi ý cho con tạm thời bỏ qua, làm câu khác. Sau đó, sẽ quay lại làm câu khó. Ngoài ra, bé cần đọc kỹ yêu cầu của bài kiểm tra.

Bạn có thể thử đưa cho con một bài kiểm tra mẫu và yêu cầu bé đọc đề bài (với những bé chưa đọc thạo thì cô giáo sẽ giúp bé hoàn thành công việc này). Sau khi bé đọc xong, hãy hỏi xem câu hỏi yêu cầu làm gì. Bạn cũng có thể gợi ý cho con cách chia nhỏ vấn đề và giải quyết từng phần một. Nếu bé không hiểu lời hướng dẫn, bạn hãy đọc to và phân tích cùng bé.

Chú trọng đến những từ bé chưa hiểu và cố gắng giải thích để bé hiểu. Nếu ở trường, bé chưa hiểu đề bài kiểm tra, bạn hãy động viên con hỏi ngay với thầy cô giáo.

4. Trang bị dụng cụ học tập cho con



Đừng bao giờ để con bạn bị thiếu dụng cụ học tập. Bởi đó sẽ là cái cớ hoàn hảo để con lười biếng đấy nhé. Hãy trao đổi với giáo viên hoặc các bậc phụ huynh khác để chọn mua được những dụng cụ học tập phù hợp nhất. 
Ngoài ra, hãy thường xuyên động viên con kịp thời để bé luôn hứng thú với việc học. Bố mẹ cũng đừng quên phê bình nếu thấy con xao nhãng. Tuy nhiên, khi phê bình bạn cần kèm theo chỉ dẫn trực tiếp, tránh quát mắng nặng lời. 


Tag: dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một, dịch vụ giữ trẻ tốt nhất thủ dầu một, cách chăm sóc bé tốt nhất, cách nuôi con tốt nhất, cách nấu ăn giúp bé ăn nhiều, giữ trẻ ở thủ dầu một, bình dương

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

BẢO MẪU THỦ DẦU MỘT: 7 ĐIỀU PHẢI BIẾT KHI NUÔI DẠY CON GÁI

Có con gái là điều mà các bậc làm cha làm mẹ đều mong muốn nhưng để nuôi dạy con gái đúng đắn thì cũng có những lưu ý riêng mà cha mẹ cần biết.

Dưới đây là danh sách 7 điều cần biết khi nuôi dạy con gái mà các bố mẹ nên tham khảo:

1. Con gái rất phong cách


Khi có một cô con gái, bạn sẽ sớm nhận ra điều này. Mỗi bé gái đều có sự quan tâm riêng về thời trang và luôn thích thể hiện phong cách của mình. Vì vây, các bậc cha mẹ đừng quá ngạc nhiên nếu một bé gái 3 tuổi chỉ thích mang đôi giày kiểu cao bồi hay cô con gái tuổi thiếu niên của bạn lại từ chối mặc bất cứ món đồ gì liên quan đến hoa cỏ. Cha mẹ nên khuyến khích con gái thể hiện cá tính riêng, tuyệt đối không nên ép buộc bé làm theo quan điểm của người lớn.

2. Mái tóc của bé có thể trở thành “thảm họa”

Cha mẹ thường gặp nhiều phiền toái đối với mái tóc của các bé gái. Khi bạn muốn buộc tóc cho bé mà bé lại muốn thả tóc hay bạn mất đến 30 phút chỉ để buộc tóc theo kiểu mà bé thích. Mái tóc còn thường xuyên là đề tài tranh luận giữa mẹ và con gái, có thể về kiểu tóc hay màu tóc vì các cô con gái luôn thích thể hiện cá tính thông qua mái tóc.

3. Chuyện bạn bè không phải là dễ dàng

Trong quá trình nuôi dạy con gái, bạn phải thường xuyên chia sẻ và tâm sự với con về tình bạn và các tình huống bạn bè phức tạp có thể xảy ra. Tình bạn của các cô con gái đôi khi rất phức tạp, nhất là ở những năm trung học. Khi con cần tâm sự, bạn nên ở bên cạnh và làm một chỗ dựa vững chắc cho bé.

4. Bạn có thể chia sẻ mọi thứ 


Đây là điểm tuyệt vời nhất khi có một cô con gái. Từ các đồ làm tóc đến các loại phụ kiện, bạn đều có thể chia sẻ với bé. Những cô con gái luôn muốn nghe và rất trân trọng những thứ bạn chia sẻ.

5. Con gái thường có rất nhiều ý kiến 

Nếu như một cậu con trai suy nghĩ thường đơn giản thì một cô con gái lại có rất nhiều ý kiến với những thứ bạn yêu cầu. Vấn đề này rất tự nhiên và hết sức bình thường đối với phái nữ. Các mẹ nên hướng dẫn con cách chia sẻ ý kiến của mình với sự khéo léo và quan tâm tới cảm nhận của người khác.

6. Con gái nói rất nhiều 

Con gái thường nói rất nhiều. Nếu ở những nơi công cộng bé nhà bạn tỏ ra ít nói thì cô bé vẫn có thể nói nhiều và hay chia sẻ khi ở nhà. Hãy lắng nghe từ những điều nhỏ nhất của trẻ để con có thể mở lòng và chia sẻ với bạn những điều khó nói. Đây chính là cách giúp bạn từ từ tiến vào thế giới nội tâm của con mình.

7. Giữa mẹ và con gái luôn có sự gắn kết vô hình 

Mẹ và con gái luôn tồn tại một sợi dây gắn kết vô cùng đặc biệt. Đôi khi, điều này bạn khó có thể lý giải được nhưng lại có thể cảm nhận rõ ràng.


Tag: dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một, dịch vụ giữ trẻ tốt nhất thủ dầu một, cách chăm sóc bé tốt nhất, cách nuôi con tốt nhất, cách nấu ăn giúp bé ăn nhiều, giữ trẻ ở thủ dầu một, bình dương

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

BẢO MẪU THỦ DẦU MỘT: CÁCH DẠY CON NGHIÊM KHẮC



Thương con không thể đánh đồng với cách nuông chiều con vô lối và đáp ứng mọi đòi hỏi của con.

Tôi có hai con. Các con tôi cũng thích xem phim hoạt hình, thích các trò chơi trong phim, thích truyện tranh… như các bạn đồng trang lứa. 

Nhưng từ thích đến việc các con có các thứ đồ chơi đó như chúng bạn là một khoảng cách.
Hằng ngày, ngoài giờ học ở trường, về nhà hai con tôi có một khoảng thời gian nhỏ để xem truyền hình. Nhưng tôi quan niệm truyền hình chỉ là một kênh giải trí thụ động nên không bao giờ khoán trắng cho chiếc tivi.

Buổi sáng cuối tuần, tôi cho con tham gia sinh hoạt thường xuyên tại đội nhóm trẻ em và thanh thiếu niên ở công viên. 

Buổi chiều, tôi đưa con đi bơi hoặc chơi các đồ chơi tự chế ở nhà. Con trai thì ba đã sắm cho bộ đồ nghề thợ mộc, kềm cắt, dao bào, gỗ gộc đủ cả. Con gái thì có tranh tô màu, giấy xếp hình, đất nặn, nồi niêu xoong chảo bằng đất nung… (dĩ nhiên là khi con chơi luôn trong tầm ngắm của mẹ).

Buổi tối, sau khi tự học và làm các bài tập về nhà, các con có thể đọc truyện thiếu nhi, sách khoa học mà con yêu thích rồi đi ngủ.
.
Thỉnh thoảng các cháu cũng xin mẹ mua cho một món đồ chơi như siêu nhân hay rô bốt trái cây như các bạn trong trường học… nhưng tôi thường lắc đầu dứt khoát và tôi không thấy có gì phải “tội nghiệp” con ở đây.

Tôi thường nói: “Con hãy nhìn xung quanh mình xem, có nhiều bạn nhỏ và các cụ già đang đi ăn xin ngoài đường, đói khát rất cần một miếng ăn… trong khi có nhiều đứa trẻ cứ đòi hỏi ba mẹ cho tiền để mua đồ chơi, chơi tí rồi vứt". Thế là thay vì cho tiền con mua đồ chơi, tôi khuyến khích con tận tay giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. Mỗi năm gia đình tôi đóng góp những đồ dùng hay đồ chơi của con cho các tổ chức xã hội để làm công tác từ thiện. Tôi tin, khi cha mẹ định hướng và hành động vì cái tâm hướng thiện, con trẻ sẽ học được nhiều điều.

Tôi cho rằng sự nghiêm khắc, cứng rắn của người mẹ trước bao vấn nạn trong xã hội mà con trẻ phải đối mặt hằng ngày không chỉ đơn giản là phim hoạt hình hay game online… sẽ khiến con trẻ chùn bước trước mọi yêu sách. Thương con không thể đánh đồng với cách nuông chiều con vô lối và đáp ứng mọi đòi hỏi của con. Tôi bước bên con như một người bạn cảm thông, nhưng ánh mắt tôi nhìn con đi sẽ là ánh nhìn của một người mẹ nghiêm khắc mà tha thiết yêu thương.



Tag: dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một, dịch vụ giữ trẻ tốt nhất thủ dầu một, cách chăm sóc bé tốt nhất, cách nuôi con tốt nhất, cách nấu ăn giúp bé ăn nhiều, giữ trẻ ở thủ dầu một, bình dương

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

BẢO MẪU THỦ DẦU MỘT: CÁCH DẠY BÉ TẬP NÓI THEO TỪNG THÁNG TUỔI

Bố mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi nghe con yêu bập bẹ cất tiếng nói đầu đời. Để giúp con trẻ nói năng rành rọt, ngôn ngữ lưu loát, bố mẹ cần hỗ trợ và dạy bé tập nói ngay từ những ngày đầu đời một cách đúng phương pháp, phù hợp với từng tháng tuổi của bé.




Từ rất sớm trong thai kỳ, bé đã có thể nghe được tiếng tim mẹ đập. Không lâu sau đó, cùng với thính giác phát triển hơn, thai nhi đã có thể nhận ra giọng nói của mẹ và ghi nhớ được những giọng nói, giai điệu bài hát và những bản nhạc, những mẩu chuyện quen thuộc mà mẹ thường đọc trong quá trình thai giáo. Chính nhờ điều này, bé có thể phân biệt nhiều kiểu giọng nói ngay khi mới chào đời. Vì vậy, ngay từ trong bụng mẹ, người ta đã khuyên mẹ nên nói chuyện nhiều với bé, cho bé nghe nhạc, thậm chí đọc chuyện cho bé nghe. Thế nên, việc dạy bé tập nói ngay khi chào đời là việc làm hết sức bình thường.

1. Từ lúc sinh ra đến 3 tháng tuổi

Ngôn ngữ giao tiếp của bé lúc này chính là tiếng khóc. Người mẹ có thể dựa vào tiếng khóc để biết bé đang cần gì, bé muốn gì để đáp ứng cho con. Tùy theo tính cách từng bé thì tiếng khóc cũng khác nhau, lúc này người mẹ chính là người hiểu bé nhất. Bé khóc có thể do đói, do tã ướt, do đòi bế. Khi bé lớn hơn chút xíu, bé có thể phát ra nhiều âm thanh ngộ nghĩnh khác, như ô, a… bé có thể thở dài, bé bắt đầu nhận thức âm thanh được phát ra như thế nào… 

Những bước đầu tiên để dạy bé tập nói sẽ bao gồm:

Hát cho bé nghe.

Nói chuyện với bé càng nhiều càng tốt.

Dành cho bé những khoảng thời gian yên lặng: Điều này giúp tạo cho bé khoảng không để tự tạo ra những âm thanh của riêng mình.

Đừng bỏ lỡ thời điểm "vàng" dạy bé tập nói.

Đừng bỏ lỡ thời điểm "vàng" dạy bé tập nói.

2. Từ 4-6 tháng tuổi

Giai đoạn này, trẻ bắt đầu bập bẹ, bé phát ra những âm thanh như baba, ma ma, ya ya, đa đa… Bé có thể phản ứng khi mọi người gọi tên mình, thường lúc này bé được 6 tháng tuổi. Lúc này bé rất muốn hóng chuyện, bé cố gắng hết sức để phát ra tiếng để giao tiếp với mọi người. Bé cố gắng sử dụng lưỡi, răng, vòm miệng và thanh quản của mình để phát ra tiếng. 

Những bước để dạy bé tập nói trong giai đoạn này bao gồm:

Giao tiếp bằng mắt: Bế bé, dịu dàng nhìn vào mắt bé và trò chuyện về bất cứ chủ đề gì bạn muốn.

Mỉm cười với bé khi đang nói chuyện.

Bắt chước lại tiếng bập bẹ ê a của bé

Khuyến khích bé bắt chước âm thanh của bố mẹ bằng cách lặp đi lặp lại cho bé nghe và làm theo.

3. Từ 7-12 tháng tuổi

Ở tháng này bé bắt đầu bập bẹ theo âm thanh mà bé nghe được và cố gắng bắt chước. Vì vậy, ở giai đoạn này mẹ đọc sách hoặc kể chuyện hay nói chuyện nhiều với con giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ của mình. 

Những bước để dạy bé tập nói trong giai đoạn này bao gồm:

Chơi cùng bé những trò chơi đơn giản kết hợp đọc thơ/ đồng dao có vần điệu. Ú òa chính là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho giai đoạn này.

Chơi trò soi gương: Chỉ vào bé và bóng mẹ trong gương và giới thiệu cho bé tên của mình và tên mẹ.

Chơi trò giới thiệu tên đồ vật, con vật trong nhà.

4. Từ 13-18 tháng tuổi

Lúc này bé đã biết nói một hay nhiều từ ngữ ghép lại thành câu với mọi người xung quanh. Bé đã biết ý nghĩa của từ ngữ và thậm chí có bé đã biết dùng từ chính xác trong các tình huống và biết lên xuống giọng tùy vào ngữ cảnh. 

Những bước để dạy bé tập nói trong giai đoạn này bao gồm:

Tập ngôn ngữ cử chỉ: Chẳng hạn, khi mẹ không muốn bé làm gì, hãy nói “không không” kèm theo lắc lắc đầu hoặc lắc bàn tay. Khi mẹ nói “bai bai” hãy kèm theo vẫy bàn tay để giúp bé học các ngữ nghĩa đi cùng cử chỉ.

Dạy bé các từ đơn: Những từ đầu tiên mà con nói thường là danh từ chỉ người, con vật, đồ vật mà bé thường tiếp xúc như ba, mẹ, bà, ghế, bàn, chó, gà, hoa, sữa…

Dạy bé các từ chỉ trạng thái: Bé có thể học được thế nào là đau, ngứa, nóng, lạnh…

Dạy bé về màu sắc: Ở lứa tuổi từ 18 tháng, mẹ có thể chỉ cho bé về sự khác nhau của màu sắc.

Dạy bé về các bộ phận cơ thể: Đây là lứa tuổi bé tự khám phá bản thân rất nhiều. Mẹ có  thể dạy con phân biệt đầu, mắt, cổ, mũi, miệng…

Việc nói chuyện với bé để kích thích trí não là một điều vô cùng quan trọng đối với các bậc cha mẹ hiện đại. Không chỉ đơn thuần là giúp con đạt được một mốc phát triển, việc dạy bé tập nói thông qua các cuộc trò chuyện còn giúp con có được khả năng giao tiếp tốt, đồng thời hành động này cũng...

5.Từ 19-24 tháng tuổi

Lúc này vốn từ vững của bé đã nhiều lên, bé có thể nói khoảng 50 từ, khả năng hiểu ngôn ngữ của bé cũng phát triển. Lúc này, bé thường lắng nghe, chú ý để học hỏi từ mới mỗi ngày từ những người xung quanh. Giai đoạn này, bé đã biết nói cụm từ gồm hai, ba từ như ba ơi, mẹ ơi, cô ơi… Tuy nhiên lúc này, bé chưa biết sắp xếp từ cho đúng như “mẹ ẵm ơi” thay vì “mẹ ơi ẵm”, vì vậy, mẹ cần dạy bé chỉnh sửa cho đúng. 

Những bước dạy bé tập nói thích hợp cho giai đoạn này:

Dạy bé về các hoạt động: Tuổi này, bé thích bắt chước các hoạt động của bố mẹ và thích “giúp đỡ”. Mẹ có thể phân cho bé một số nhiệm vụ nhỏ như “cất đồ chơi”, tự “uống nước”, tự “măm măm”. Mỗi khi chỉ cho bé một hoạt động nào, bạn hãy nhấn mạnh và lặp đi lặp lại từ ngữ để bé ghi nhớ.

Dạy bé bài hát ngắn: Tùy theo nhịp phát triển riêng, bé có thể hát được các bài hát thiếu nhi đơn giản hoặc không.

6.Từ 25-36 tháng tuổi

Giai đoạn này bé bắt đầu nói rành rọt, bé biết cách xưng hô, biết xưng con và gọi ba mẹ. Đây là giai đoạn vốn từ vựng của bé tăng lên đáng kể. Thậm chí, bé có thể ghép từ thành những câu đơn giản để nói chuyện với mọi người. Bé có thể nói ra mong muốn của mình, và bé bắt đầu thắc mắc, bình luận, lý lẽ hết sức ngộ nghĩnh.

 Một số gợi ý về việc dạy bé tập nói trong giai đoạn này:

Dạy bé nói đầy đủ tên của mình.

Hỏi bé về số lượng, màu sắc, tên con vật, đồ vật.

Hỏi bé những câu hỏi mở: Để giúp bé phát triển khả năng tự suy nghĩ, hãy hỏi con những câu như “đây là cái gì vậy”, “con gà màu gì nhỉ”, “chú kiến đi đâu”.

Chơi trò giả bộ, đóng giả: Những trò chơi này cực kỳ hữu ích trong việc phát triển khả năng tư duy và ngôn ngữ của bé.




Tag: dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một, dịch vụ giữ trẻ tốt nhất thủ dầu một, cách chăm sóc bé tốt nhất, cách nuôi con tốt nhất, cách nấu ăn giúp bé ăn nhiều, giữ trẻ ở thủ dầu một, bình dương

BÀI NỔI BẬT