Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG DẪN TỚI TRẺ BỊ TÁO BÓN

Xin chào cả  nhà hôm nay “dịch vụ giữ trẻ thủ dầu một” giới thiệu với cả nhà NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG DẪN TỚI TRẺ BỊ TÁO BÓN


Trẻ bị táo bón khó đi ngoài khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu không có hướng điều trị kịp thời chứng bệnh táo bón có thể sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của trẻ kèm theo sự xuất hiện một số bệnh.

Tuy nhiên, để có cách điều trị bệnh táo bón của trẻ, các mẹ phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân của bệnh. Trẻ bị táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi nguyên nhân là cách điều trị khác. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân dẫn tới trẻ bị táo bón để có cách điều trị đúng.

Thế nào là bệnh táo bón ở trẻ nhỏ?



Táo bón là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi mắc hội chứng rối loạn tiêu hóa. Đặc trưng của chứng bệnh này chính là khó đi đại tiện, đi đại tiện ra phân cứng, khô rắn. Số ngày đi đại tiện có thể 2-3 ngày/1 lần.

Không chỉ đi ngoài ra phân cứng, khô rắn mà trẻ còn đi ngoài thành viên như phân dê, những lúc đi ngoài như vậy trẻ thường phải rặn. Trẻ bị táo bón nếu không  được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nguy cơ trẻ biếng ăn, chán ăn, suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi xương.

Trẻ bị táo bón có thể kéo dài vài ngày hoặc có thể vài tuần, đó được gọi là táo bón cấp tính. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ bị táo bón có thể kéo dài tới vài tháng.

Triệu chứng trẻ bị táo bón



Bệnh táo bón ở trẻ không chỉ thể hiện ở phần phân cứng mà kèm theo những dấu hiệu khác. Các bậc cha mẹ phải nắm bắt những triệu chứng này của trẻ để có cách điều trị đúng.

Trẻ bị táo bón bao gồm các triệu chứng:

Bé không đi đại tiện trong nhiều ngày, sợ đi đại tiện.

Phân của trẻ cứng, khô rắn, lổn nhổn thành viên như phân dê nhiều trường hợp bé đi ngoài ra phân có máu đỏ máu tươi trên bề mặt phân cứng.

Đi đại tiện khó, kèm theo đau bụng, buồn nôn.

Trẻ bị táo bón thường biếng ăn, chán ăn, kéo dài sẽ dẫn tới suy dinh dưỡng, chậm lớn.

Táo bón ở trẻ là căn bệnh không nguy hiểm nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ. Trẻ bị táo bón nếu kéo dài trên 2 tuần các mẹ hãy đưa ngay tới gặp bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời. Khi táo bón kéo dài hơn 2 tuần thường kèm theo những biểu hiện: sốt, ói mửa, xuất hiện máu trong phân, chướng bụng, trọng lượng cơ thể giảm sút, đau vết nứt hậu môn.

Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

Trẻ bị táo bón có phân cứng, khó đi ngoài. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chứng bệnh này, các mẹ có thể tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến như sau:

Thay đổi chế độ ăn uống: Nếu mẹ cho bé ăn chế độ ăn uống không hợp lý, cho bé ăn nhiều chất đạm, trong khi lượng chất xơ  trong rau quả, trái cây không đủ. Hoặc có thể do bé ăn nhiều sữa pha theo công thức nhưng không đủ nước, bé không uống đủ nước mỗi ngày là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón.

Thay đổi thói quen: Những thay đổi trong thói quen của trẻ cũng có thể ảnh hưởng tới chức năng của ruột và gây táo bón . Ví dụ như thay đổi thời tiết, thay đổi hoạt động hàng ngày hoặc trẻ bị áp lực, căng thẳng, mệt mỏi…

Thuốc, bệnh tật: Trẻ bị ốm phải sử dụng đến thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc kháng acid,…uống thuốc kháng sinh sẽ làm cho hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, làm cho hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn dẫn tới bệnh táo bón ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, những dị tật bẩm sinh ở trẻ như hẹp hậu môn, phình đại tràng,… hay thành viên trong gia đình có nhiều người bị táo bón cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ mà các mẹ cần quan tâm.

Trẻ bị táo bón nếu không được sự quan tâm chăm sóc và điều trị kịp thời của cha mẹ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé. Vì vậy, tốt nhất khi phát hiện những dấu hiệu bệnh táo bón mẹ hãy tìm cách xử trí nhanh chóng để trị dứt điểm trẻ bị táo bón. Tuy nhiên, nếu kéo dài mà vẫn không khỏi mẹ hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.

Dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một chúc cả nhà thành công.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

BÀI NỔI BẬT