Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

TẬP CHO BÉ ĂN DẶM VỚI 3 NGUYÊN TẮC MẸ CẦN PHẢI BIẾT

Xin chào cả  nhà hôm nay “dịch vụ giữ trẻ thủ dầu một” giới thiệu với cả nhà TẬP CHO BÉ ĂN DẶM VỚI 3 NGUYÊN TẮC MẸ CẦN PHẢI BIẾT

Cho bé ăn dặm đúng cách chính là điều mà rất nhiều bà mẹ chú ý khi bé yêu đến tháng tuổi ăn dặm. Trong giai đoạn này, mặc dù bé yêu vẫn được bú sữa mẹ hàng ngày nhưng ngoài sữa mẹ, những món ăn dặm bổ, dễ ăn và phù hợp với hệ tiêu hóa của bé chính là cách để bé làm quen với những thức ăn bên ngoài và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé.

Để đảm bảo bé ăn dặm đúng cách mẹ hãy thực hiện với 3 nguyên tắc dưới đây:

1. Cho bé ăn dặm đúng cách – Từ loãng tới đặc



Trong 6 tháng đầu, bé chỉ bú sữa mẹ hoặc sữa pha theo công thức, nhưng sang giai đoạn tiếp theo, giai đoạn ăn dặm và làm quen với thức ăn bên ngoài. Mẹ cần phải chú ý lựa chọn và chế biến món ăn dặm phù hợp với bé, đảm bảo hệ tiêu hóa của bé thích nghi với mùi vị thức ăn bên ngoài.

Cho bé ăn dặm đúng cách chính là cách mẹ tập cho bé ăn dặm từ dạng ngọt như bột sữa, pha loãng và dần dần sang dạng đặc.

Đầu tiên, mẹ cho bé làm quen với những món ăn dặm có vị ngọt trước, như việc mẹ sử dụng bột ngọt có vị sữa . Bởi có vị sữa, nên chắc chắn món ăn cũng có vị sữa, điều này giúp cho bé đón nhận món ăn mẹ nấu một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, mẹ cần phải chú ý từ dạng loãng sang dạng đặc. Sau khi bé làm quen với món ăn dặm với vị ngọt và ở dạng loãng thì mẹ có thể chuyển dần sang món ăn dặm cho bé với vị mặn nhưng ở mức độ rất nhẹ và đặc hơn.

2. Cho bé ăn dặm đúng cách – cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều



Khi bé bắt đầu sang giai đoạn ăn dặm, bà mẹ nào cũng vậy nóng lòng muốn con yêu ăn nhiều và ăn ngon miệng để bé lên cân và phát triển nhanh. Tuy nhiên, cho bé ăn dặm đúng cách là việc mẹ phải kiên nhẫn cho bé ăn hợp lý nhất. Cho ăn khoa học, hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng và ăn từ ít đến nhiều. Điều này giúp cho hệ tiêu hóa của bé được thích nghi dần dần và có khả năng hấp thụ được những chất dinh dưỡng tốt.

Đầu tiên, mẹ có thể cho bé ăn dặm với 3 thìa cháo loãng, sau đó tăng dần dần theo thời gian và ham muốn ăn của bé.

3. Ăn từ một nhóm thực phẩm đến nhiều nhóm thực phẩm



Đây chính là mẹo cho bé ăn dặm đúng cách mà không phải bà mẹ nào cũng biết. Trong giai đoạn đầu, giai đoạn bé yêu khám phá những mùi vị của món ăn, vì vậy mẹ cho bé ăn từng nhóm thực phẩm. Cách này vừa giúp bé thích nghi với thức ăn, vừa để mẹ có thêm thời gian theo dõi bé có bị dị ứng với nhóm thực phẩm này không cũng như bé có bị rối loạn tiêu hóa không để biết cách điều chỉnh sau đó.

Sau những ngày cho bé ăn từng nhóm thực phẩm an toàn mẹ có thể kết hợp các nhóm thực phẩm lại với nhau sao cho thật khoa học hợp lý để món ăn dặm của bé ngon và bổ.

Cho bé ăn dặm đúng cách chính là sự kết hợp đầy đủ dinh dưỡng trong 4 nhóm thực phẩm theo tỷ lệ hợp lý và khoa học. Đó chính là nhóm thực phẩm tinh bột, chất đạm, nhóm chất xơ (rau củ, trái cây) và nhóm chất béo.

Giai đoạn tập ăn dặm của bé khiến mẹ vất vả và nhiều lo toan, nhưng nếu thực hiện cho bé ăn dặm đúng cách, khoa học và hợp lý chắc chắn bé yêu sẽ phát triển và không có vấn đề gì. Hy vọng bài viết này sẽ có ích giúp mẹ có nhiều kiến thức trong giai đoạn chăm sóc bé yêu tập ăn dặm.

Dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một chúc cả nhà thành công.

NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG DẪN TỚI TRẺ BỊ TÁO BÓN

Xin chào cả  nhà hôm nay “dịch vụ giữ trẻ thủ dầu một” giới thiệu với cả nhà NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG DẪN TỚI TRẺ BỊ TÁO BÓN


Trẻ bị táo bón khó đi ngoài khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu không có hướng điều trị kịp thời chứng bệnh táo bón có thể sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của trẻ kèm theo sự xuất hiện một số bệnh.

Tuy nhiên, để có cách điều trị bệnh táo bón của trẻ, các mẹ phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân của bệnh. Trẻ bị táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi nguyên nhân là cách điều trị khác. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân dẫn tới trẻ bị táo bón để có cách điều trị đúng.

Thế nào là bệnh táo bón ở trẻ nhỏ?



Táo bón là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi mắc hội chứng rối loạn tiêu hóa. Đặc trưng của chứng bệnh này chính là khó đi đại tiện, đi đại tiện ra phân cứng, khô rắn. Số ngày đi đại tiện có thể 2-3 ngày/1 lần.

Không chỉ đi ngoài ra phân cứng, khô rắn mà trẻ còn đi ngoài thành viên như phân dê, những lúc đi ngoài như vậy trẻ thường phải rặn. Trẻ bị táo bón nếu không  được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nguy cơ trẻ biếng ăn, chán ăn, suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi xương.

Trẻ bị táo bón có thể kéo dài vài ngày hoặc có thể vài tuần, đó được gọi là táo bón cấp tính. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ bị táo bón có thể kéo dài tới vài tháng.

Triệu chứng trẻ bị táo bón



Bệnh táo bón ở trẻ không chỉ thể hiện ở phần phân cứng mà kèm theo những dấu hiệu khác. Các bậc cha mẹ phải nắm bắt những triệu chứng này của trẻ để có cách điều trị đúng.

Trẻ bị táo bón bao gồm các triệu chứng:

Bé không đi đại tiện trong nhiều ngày, sợ đi đại tiện.

Phân của trẻ cứng, khô rắn, lổn nhổn thành viên như phân dê nhiều trường hợp bé đi ngoài ra phân có máu đỏ máu tươi trên bề mặt phân cứng.

Đi đại tiện khó, kèm theo đau bụng, buồn nôn.

Trẻ bị táo bón thường biếng ăn, chán ăn, kéo dài sẽ dẫn tới suy dinh dưỡng, chậm lớn.

Táo bón ở trẻ là căn bệnh không nguy hiểm nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ. Trẻ bị táo bón nếu kéo dài trên 2 tuần các mẹ hãy đưa ngay tới gặp bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời. Khi táo bón kéo dài hơn 2 tuần thường kèm theo những biểu hiện: sốt, ói mửa, xuất hiện máu trong phân, chướng bụng, trọng lượng cơ thể giảm sút, đau vết nứt hậu môn.

Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

Trẻ bị táo bón có phân cứng, khó đi ngoài. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chứng bệnh này, các mẹ có thể tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến như sau:

Thay đổi chế độ ăn uống: Nếu mẹ cho bé ăn chế độ ăn uống không hợp lý, cho bé ăn nhiều chất đạm, trong khi lượng chất xơ  trong rau quả, trái cây không đủ. Hoặc có thể do bé ăn nhiều sữa pha theo công thức nhưng không đủ nước, bé không uống đủ nước mỗi ngày là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón.

Thay đổi thói quen: Những thay đổi trong thói quen của trẻ cũng có thể ảnh hưởng tới chức năng của ruột và gây táo bón . Ví dụ như thay đổi thời tiết, thay đổi hoạt động hàng ngày hoặc trẻ bị áp lực, căng thẳng, mệt mỏi…

Thuốc, bệnh tật: Trẻ bị ốm phải sử dụng đến thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc kháng acid,…uống thuốc kháng sinh sẽ làm cho hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, làm cho hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn dẫn tới bệnh táo bón ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, những dị tật bẩm sinh ở trẻ như hẹp hậu môn, phình đại tràng,… hay thành viên trong gia đình có nhiều người bị táo bón cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ mà các mẹ cần quan tâm.

Trẻ bị táo bón nếu không được sự quan tâm chăm sóc và điều trị kịp thời của cha mẹ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé. Vì vậy, tốt nhất khi phát hiện những dấu hiệu bệnh táo bón mẹ hãy tìm cách xử trí nhanh chóng để trị dứt điểm trẻ bị táo bón. Tuy nhiên, nếu kéo dài mà vẫn không khỏi mẹ hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.

Dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một chúc cả nhà thành công.

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO CÁC MẸ KHI CHO CON BÚ NHÉ

Xin chào cả  nhà hôm nay “dịch vụ giữ trẻ thủ dầu một” giới thiệu với cả nhà CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO CÁC MẸ KHI CHO CON BÚ NHÉ



Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về chế độ ăn uống của các bà mẹ cho con bú.


Làm sao khi con tôi không lên cân


Bạn hãy cố gắng cho con bú nhiều hơn. Nếu em bé ngủ nhiều quá, bạn hãy chú ý quan sát để xem khi em bé động đậy, ngủ không sâu nữa thì bế bé dậy và cho bé bú. Thường với những trẻ sơ sinh nên bú khoảng 10 lần một ngày. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn có thêm sức khỏe để cho bé bú. Tuy nhiên, muốn có nhiều sữa cho con, bạn cần cho bé bú thường xuyên. Sữa mẹ tiết ra nhiều hơn khi cho con bú nhiều hơn. Khi bé ngậm mút vú mẹ sẽ tạo ra phản xạ kích thích để mẹ tiết ra sữa. Nếu bạn không cho bé bú  thường xuyên thì sữa mẹ sẽ không có nhiều.


Tại sao tôi hay thấy đói và khát

Khi bạn cảm thấy như vậy, cơ thể bạn đang giục bạn ăn và uống. Bạn cần ăn 3 bữa chính có đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày, ngoài ra bạn có thể ăn thêm những bữa ăn phụ như bánh mì, sữa chua, trái cây, bánh qui… Hãy dự trữ một ít thức ăn phụ này để bạn không bị đói khi phải bận bịu với em bé. Bạn nên uống đủ nước để không thấy khát.

Thường mỗi khi cho bú, bạn cảm thấy khát khi sữa mẹ chảy ra cho con bú. Chuyện này là hết sức bình thường. Sẽ rất có ích nếu bạn chuẩn bị một cốc nước để uống trước khi ngồi xuống cho em bé bú, bạn cũng có thể dùng nước trái cây …

Nếu tôi mập quá thì sao

Người mẹ có thể tự động xuống cân sau vài tháng cho con bú sữa mẹ. Trên lý thuyết, những phụ nữ cho con bú thường sẽ mất đi số cân nặng mà họ đã tăng thêm trong lúc mang thai. Tuy vậy, đối với một số phụ nữ, điều này có thể không tự động xảy ra. Đối với một số phụ nữ khi cho con bú lại có thể tăng cân hơn là sút cân.

Những mẹ cho con bú mà không tự động giảm số cân nặng đã lên trong lúc mang thai có thể là do đã ăn nhiều hơn 2.500 ca lô ri mỗi ngày. Việc này thường xảy ra khi bạn hay đói và khát khi cho bé bú nhiều. Nếu bạn không tự động xuống cân, bạn nên xem xét lại xem mình đồ ăn của mình. Bạn có thể bớt các món chứa nhiều chất béo, chất mỡ, pho mai, đồ chiên, phó mát. Nhiều loại đồ ăn tưởng là tốt hay vô hi nhưng lại chứa rất nhiều calo như bánh trứng, bánh tráng miệng hay bánh ngọt (dù là tự làm) hay hạt hướng dương.

Bạn cũng nên cảnh giác với cả các loại nước uống chứa nhiều calo, nước ngọt  kể cả nước trái cây. Bạn nên tăng cường ăn  thịt, cá, ăn nhiều rau và trái cây,  giảm các món ăn có nhiều chất béo, mỡ, đồ ngọt.

Bạn nên xuống cân từ từ, một cách quan trọng để xuống cân là bạn có thể tập thể dục thể thao. Nhiều khi chỉ đơn giản là bạn đẩy xe cho con đi dạo hay cõng trên lưng và đi bộ.

Điều quan trọng nhất là khi bạn đang cho con bú sữa mẹ thì không phải lúc áp dụng chế độ ăn để xuống cân. Lý do cho việc này là:

- Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và không có sức để chăm sóc em bé

- Bạn có thể thấy chóng mặt khi đứng dậy sau khi cho con bú

Sữa bột thường được làm từ sữa của các loại động vật như bò dê và được chế biến, bổ sung thêm thành phần nên có tiếp xúc với các chất phụ gia, hóa học trong quá trình chế biến. Các nhà khoa học hàng đầu qua nhiều nghiên cứu đều nhấn mạnh lợi ích của sữa mẹ là vô giá trong môi trường của nhiều chất hóa học hiện diện xung quanh chúng ta hiện nay. Vì vậy các bà mẹ đang cho con bú không nên giảm cân một cách nhanh chóng mà nên đặt lợi ích em bé được bú sữa mẹ lên hàng đầu.


Nếu tôi xuống cân nhiều quá thì sao

Bạn hãy cố gắng ăn thường xuyên hơn, ăn thành nhiều bữa. Bạn có thể để đồ ăn ở chỗ dễ nhìn thấy hoặc viết giấy nhắc nhở, nhờ ai đó nhắc nhở bạn nếu bạn thường quên ăn. Bạn nên chọn các món ăn có nhiều calo, dùng thêm các chất béo, khoai tây. Bạn có thể ăn thêm các bữa ăn phụ như chuối, bánh mì, bánh qui... Uống các loại nước có nhiều calo như sinh tố, nước hoa quả, nước cam, sữa chua.. .


Hãy nhớ rằng, dù bạn gầy hay béo, khi con bú, cơ thể bạn vẫn nhận tín hiệu để sản sinh ra sữa, bạn càng cho con bú nhiều thì sữa càng tiết ra nhiều hơn như phép màu vậy đó. Tuy vậy nếu bạn quá gầy hoặc ăn không đủ thì bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi.

Trong thời gian đang cho con bú, bạn có thể mệt mỏi và cũng có thể có suy nghĩ rằng việc cho con bú có đáng hay không. Thực sự là việc cho con bú rất đáng làm. Sữa mẹ là loại sữa nguyên chất, tinh khiết, tinh túy từ cơ thể mẹ để dành cho em bé.  Bạn hãy cố gắng ăn uống thường xuyên hơn thức ăn bổ dưỡng để khỏe mạnh để cho bé bú nhé.

Dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một chúc cả nhà thành công.

7 CÁCH CHĂM SÓC BÉ SƠ SINH

Xin chào cả  nhà hôm nay “dịch vụ giữ trẻ thủ dầu một” giới thiệu với cả nhà 7 CÁCH CHĂM SÓC BÉ SƠ SINH



Khi chăm sóc trẻ sơ sinh cần có những phương pháp đặc biệt giúp trẻ dần thích nghi với môi trường bên ngoài. Quá trình này không hề đơn giản và đòi hỏi bạn cần phải có sự khéo léo và tính kiên trì.

1. Hãy cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Khi cho bé bú mẹ, mẹ không chỉ nuôi dưỡng bé về mặt thể chất mà còn đem đến cho bé một nguồn an ủi lớn về tinh thần. Dòng sữa ngọt ngào và cả mùi vị thân quen của cơ thể người mẹ chính là liều thuốc an thần tuyệt hảo có thể xua tan mọi sự bất an ở bé. Tiếp cận với mẹ, mà cụ thể là bầu ngực mẹ, còn đem lại cho bé niềm tin đầu tiên vào thế giới an lành xung quanh.

2. Bế ẵm bé

Nhưng quan điểm hậu hiện đại thì lại cho rằng đừng để bé bị sốc khi vừa lọt lòng mẹ. Hãy giữ cho cảm giác ấm áp và an lành…

Bế ẵm bé sơ sinh không đơn thuần là đem thêm hơi ấm, mà thực sự cần cho sự phát triển của não bộ cũng như các cơ quan khác trong cơ thể bé. Bế ẵm còn là liệu pháp tốt khi bé bị đau bụng, khó ngủ hay đang xúc động. Bởi vậy đừng quên bế ẵm bé mỗi khi có thể.

3. Hãy hát ru bé ngủ

Lời ru không chỉ giúp bé phát triển thính giác mà còn có tác dụng cân bằng hệ thần kinh của bé. Ngoài ra, khi hát ru bản thân người mẹ cũng cảm thấy được thư thái hơn.

4. Ngủ chung với bé

Sự hiện diện của mẹ đem lại cho bé cảm giác an toàn trong giấc ngủ. Nhờ thế hơi thở của bé được bình ổn và đây chính là yếu tố giúp phòng ngừa hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ. Ngủ cùng nhau, bé còn có nhiều cơ hội để ti mẹ về đêm, đảm bảo được cung cấp lượng đường lacto đầy đủ và cân nặng sẽ tăng đều.

5. Cần dỗ ngay khi bé khóc

Chỉ cần thấy bé có “triệu chứng” muốn khóc như mếu máo, nhăn nhó, ọ ẹ khó chịu…, mẹ nên kịp thời dỗ dành ngay để bé sớm bình tâm. Đừng bao giờ thi gan với những cơn khóc của con nhằm mục đích rèn rũa, sẽ gây tổn hại hệ thần kinh của bé.

6. Kịp thời thay tã lót

Khi bé tiểu tiện hay đại tiện, cần nhanh chóng rửa sạch, lau khô, thay đồ mới để bé sớm thoát khỏi cảm giác ướt át khó chịu.

7. Quấn tã cho bé

Được quấn gọn gàng, chặt chẽ trong tã, bé sẽ đỡ đi cảm giác chơi vơi, chống chếnh trong không gian mới (khác hẳn không gian ấm cúng mà bé đã quen trong bụng mẹ). Nhờ đó bé sẽ yên tâm hơn và cũng đỡ bị giật mình khi ngủ.

Dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một chúc cả nhà thành công.

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017

KINH NGHIỆM VÀ CÁCH CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH

Xin chào cả  nhà hôm nay “dịch vụ giữ trẻ thủ dầu một” giới thiệu với cả nhà KINH NGHIỆM VÀ CÁCH CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH



Chăm sóc trẻ sơ sinh là việc làm đòi hỏi sự tỷ mỉ và cẩn thận của người mẹ. Nhất là trong những tuần đầu tiên, khi mẹ còn vụng về, lóng ngóng, đây là lúc mẹ cần nhiều lời khuyên nhất về những kỹ năng cơ bản để chăm sóc bé yêu.

Những đồ dùng cần thiết cho chăm sóc trẻ sơ sinh

– Sản phẩm hỗ trợ bú sữa

– Bỉm, tã trẻ em

– Đồ tắm và đồ ngủ : bồn tắm cho trẻ, khăn lau, khăn tắm, dầu gội đầu , sữa tắm dành riêng cho trẻ

– Quần áo trẻ em : chăn quấn, quần áo, bao tay và vài đôi tất cho trẻ

– Đồ chơi cho trẻ : Những loại đồ chơi phát ra tiếng động kích thích trẻ

Cách chăm sóc da của trẻ

Da em bé rất mỏng và nhạy cảm nên ba mẹ cần chú ý và chăm sóc một cách cẩn thận. Vài phút đầu sau khi sinh, da của bé có màu xanh nhưng sau đó màu sắc cơ thể bé chuyển từ xanh sang hồng hào. Bắt đầu từ ngày thứ 2 hoặc thứ 3, trẻ có hiện tượng vàng da sinh lý và đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 3, thứ 4 nhưng sau đó sẽ giảm dần.

Khi ra đời, cơ thể bé được bao bọc bởi lớp chất “gây”, giúp giữ nhiệt và bảo vệ da cho trẻ. Do vậy mà ngay sau khi sinh, mẹ không nên tắm sạch lớp chất “gây” ấy. Nhưng sau khoảng 24 – 48 tiếng, trẻ phải được tắm sạch mỗi ngày do lúc này lớp chất “gây” lại là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Đặc biệt là trong khâu vệ sinh mẹ cần tiến hành cẩn thận để bảo vệ bé khỏi hăm tã.

Bên cạnh đó mẹ nên kiểm tra các khiếm khuyết trên da. Ví dụ như các vết bớt, được hình thành sau khi sinh hoặc phát triển sau này, để mẹ có cách xóa chúng đi sớm cho trẻ.

Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ



Thời gian ngủ trung bình của trẻ sơ sinh là 18 – 20 giờ mỗi ngày. Mẹ cần đặc biệt quan tâm đến giấc ngủ của trẻ vì nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ.

Trước tiên mẹ cần phải để ý đến tư thế nằm ngủ của trẻ, đặt bé nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất dành cho bé. Bắt đầu từ tháng thứ 6, trẻ đã có thể lật nghiêng qua một bên hay nhổm đầu, ba mẹ đừng lo lắng khi thấy bé xoay người khi ngủ, điều đó chứng tỏ bé đã có đủ sức khỏe để lựa chọn một tư thế ngủ tốt nhất cho mình.

Nhiều gia đình thường hay rung lắc nhằm giúp bé dễ ngủ hơn nhưng cần hạn chế vì hành động này sẽ khiến não của bé dễ bị tổn thương.

Nhiệt độ trong phòng bé nên giữ trên 26 độ C là tốt nhất. Nếu quá nóng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên, gây nguy hiểm cho bé. Quá lạnh sẽ làm bé dễ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp. Nên cho bé nằm cạnh mẹ, giúp cho việc theo dõi và cho con bú dễ dàng hơn.

Chăm sóc vệ sinh cho trẻ

Tắm là một phần không thể thiếu trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé. Tắm cho bé đúng cách có thể giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu và có một giấc ngủ ngon.

Với những bé chưa rụng rốn có thể tắm bằng khăn, dùng khăn nhúng nước sạch và lau toàn thân bé. Đối với bé đã rụng rốn rồi có thể tắm bằng chậu. Không nhất thiết mỗi ngày phải gội đầu cho bé, ngoại trừ khi thời tiết nóng. Khi trời lạnh chỉ nên gội đầu bé 2-3 lần một tuần.

Vệ sinh mũi và tai: Không nên ngoáy bên trong mũi và tai em bé, chỉ cần làm sạch tai bằng cách sử dụng bông gòn thấm nước ngoài tai vì ráy tai là dịch tiết tự nhiên ở ống tai ngoài, có tính khử trùng và bảo vệ màng nhĩ khỏi cát bụi.

Vệ sinh móng tay, chân: Không nên để móng tay, chân bé quá dài, bé sẽ tự cào xước da mình. Thời gian cắt móng tay cho bé là sau khi tắm, lúc này móng tay bé mềm.

Chăm sóc cân nặng của trẻ

Giảm cân là hiện tượng hoàn toàn bình thường trong năm ngày đầu tiên của một đứa trẻ sơ sinh. Vì đây là giai đoạn những chất lỏng dư thừa trong cơ thể bé được tống ra ngoài. Bé giảm số cân không quá 10% trọng lượng sơ sinh của mình. Nhưng mẹ yên tâm là bé sẽ lấy lại được cân nặng khi sinh của mình sau 1 – 2 tuần.

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ

Mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt để bé có thể nhận được lượng sữa non bổ dưỡng. Nếu mẹ cảm thấy sữa về chậm thì trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú. Hầu hết trẻ sơ sinh cần được cho bú mỗi 2 – 4 tiếng và khoảng 8 – 12 lần trong ngày. Mẹ cũng lưu ý tư thế bú và cách bú đúng giúp bé hấp thụ được lượng dinh dưỡng cần thiết.

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh



Ngay sau khi sinh vài giờ, việc tiêm phòng 1 – 2 mũi cho bé là vô cùng quan trọng. Bé cần được tiêm bổ sung vitamin K và chủng ngừa viêm gan B. Vitamin K có tác dụng ngăn rối loạn chảy máu (bệnh xuất huyết của trẻ sơ sinh), và chủng ngừa viêm gan B – một chủng ngừa vô cùng quan trọng cho bé.

Giao tiếp với trẻ



Bé thường sẽ nhận ra giọng nói của bạn bởi giọng nói này đã quá quen thuộc với bé trong suốt quãng thời gian vừa rồi. Bạn có thể giao tiếp với bé của bạn bằng giọng nói, thị giác và khứu giác, nụ cười của bạn. Tất cả những thái độ hành động của bạn sẽ được bé tiếp thu và ghi nhận. Mẹ cũng sẽ nhanh chóng nhận thấy được ngôn ngữ cơ thể của bé.

Một số hiện tượng bình thường của trẻ sơ sinh

Mẹ sẽ thường thấy bé hay bị giật mình, ngay cả khi bé đang nằm trong phòng yên tĩnh hoặc có tiếng ồn.

Hiện tượng dính mắt khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân phổ biến nhất là do ống dẫn nước mắt của bé đang bắt đầu đi vào hoạt động. Việc cần làm của bạn lúc này là hãy làm sạch và mát-xa nhẹ nhàng cho bé. Nhưng tốt hơn cả là bạn cần đưa bé tới bác sĩ để thăm khám.

Nếu mặt bé có dấu hiệu sưng, bao gồm cả mí mắt hoặc bé bị thâm tím do dụng cụ khi tiến hành lấy thai thì các thì mẹ yên tâm vì hiện tượng này sẽ nhanh chóng hết đi trong vài ngày đầu tiên.

Chăm sóc người mẹ

Người mẹ có khỏe thì em bé mới khỏe mạnh. Do đó thời gian sau khi sinh, việc tự chăm sóc sức khỏe bản thân là rất quan trọng đối với mẹ. Các chuyên gia y tế khuyên các mẹ nên uống thật nhiều nước và thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh. Điều này vừa giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe vừa giúp bạn có nguồn sữa mẹ dồi dào cho bé.

Tuần đầu tiên, em bé của bạn cần thời gian để thích nghi với cuộc sống, môi trường mới. Mẹ của bé cũng chuẩn bị sẵn tinh thần về việc bạn không thể ăn tùy thích, ngủ tùy thích mà mẹ sẽ phụ thuộc vào thời gian biểu của bé. Bé sẽ chẳng cho bạn ngủ qua đêm đâu, nhất là tuần đầu tiên từ bệnh viện về nhà.

Dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một chúc cả nhà thành công.

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

LÀM SAO ĐỂ CON HẾT ĐÁI DẦM

Xin chào cả  nhà hôm nay “dịch vụ giữ trẻ thủ dầu một” giới thiệu với cả nhà LÀM SAO ĐỂ CON HẾT ĐÁI DẦM

Đái dầm hay “tè dầm” là hiện tượng phổ biến đối với trẻ. Cha mẹ không nên quá lo lắng hay trách mắng trẻ mà hãy giúp trẻ vượt qua chứng bệnh này.
Đái dầm là tình trạng đi tiểu không tự chủ trong lúc ngủ, chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân thường do cung phản xạ thần kinh kiểm soát việc đi tiểu phát triển chưa hoàn thiện. Khi trẻ lớn, thường sau 5 tuổi, đái dầm sẽ giảm và tự hết mà không cần phải can thiệp điều trị.



Một số nguyên nhân gây tình trạng đái dầm ở trẻ

Di truyền: Nếu chỉ cần bố hoặc mẹ có tiền sử tè dầm thì tỷ lệ con bị là 44%, nếu cả cha và mẹ đều từng bị tè dầm thì tỷ lệ con bị là 77%. Vì vậy đái dầm cũng bắt nguồn từ yếu tố di truyền.

Rối loạn giấc ngủ: Do rối loạn giấc ngủ mà bé khó thức dậy từ giấc ngủ sâu dù khi ấy bàng quang căng đầy nước tiểu và trẻ ngủ mơ thấy mình đã đi tiểu ở ngoài mà không ý thức được là đái dầm trên giường..

Chậm phát triển hệ thần kinh trung ương cũng làm giảm khả năng kiểm soát nín tiểu của bàng quang khi trẻ ngủ.

Do yếu tố nội tiết: Vì không đủ hormon bài niệu ADH (hormon này có tác dụng làm giảm số lượng bài tiết nước tiểu từ thận)

Nhiễm trùng đường niệu: Một số trẻ mắc một số bệnh cũng làm gia tăng chứng đái dầm. 

Nhiễm trùng đường niệu cũng có thể gây đái dầm, đây là loại nhiễm trùng hay gặp ở trẻ. 

Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em gái gặp nhiều hơn trẻ em trai do niệu quản ngắn hơn, lỗ đái quá gần hậu môn, nhất là khi vệ sinh kém.

Trong các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu bệnh viêm bàng quang là loại hay gặp nhất do viêm ngược dòng. Một số bệnh làm giảm dòng chảy của nước tiểu từ thận xuống cũng gây nên đái dầm như viêm cấp tính, sỏi, dị dạng bẩm sinh và hẹp bao quy đầu ở trẻ con trai. Tỷ lệ các trẻ em trai hẹp bao quy đầu gây đái dầm chiếm tỷ lệ khá cao.

Trong trường hợp khác bé bị dị dạng đường tiết niệu: Bất thường van niệu quản ở trẻ trai hoặc bất thường niệu đạo ở trẻ gái. Bàng quang nhỏ hơn bình thường làm giảm khả năng giữ được nước tiểu lâu trong bàng quang. Trong một số trường hợp do trẻ bị bất thường cột sống.

Tâm lý: Một số trẻ đái dầm do có lo âu sau sang chấn tâm lý ở nhà hoặc ở trường. Chứng đái dầm ở trẻ em tuổi học đường (trên 5 tuổi) phổ biến nhất là dạng tiền phát, chủ yếu do yếu tố tâm lý. Học tập căng thẳng, áp lực từ bố mẹ… có thể khiến trẻ lo lắng, gây rối loạn tâm lý và đái dầm. Đôi khi do thay đổi  môi trường học (từ mẫu giáo lên lớp một), trẻ chưa thích nghi ngay được, dẫn đến lo lắng, sợ sệt, bị bạn bè bắt nạt… và dẫn đến tình trạng trên.

Trẻ đến tuổi đi học vẫn đái dầm cũng có thể do không được săn sóc, bị chú ý quá mức, bị căng thẳng, buồn rầu, không thích chơi với những trẻ khác. Tâm tính trẻ sẽ trở nên bất thường, khó chịu vì cảm thấy tự mình không kiểm soát được chính mình. Chính điều này lại tác động trở lại tâm lý trẻ, khiến trẻ căng thẳng hơn, tạo thành một vòng luẩn quẩn khó khắc phục. Vì vậy, cách tốt nhất khi trẻ có bệnh này là đưa đến bác sĩ.

Nếu trẻ đái dầm thường xuyên từ 6 tuổi trở nên thì cha mẹ nên đưa con khám bác sĩ chuyên khoa.

Biện pháp chữa chứng đái dầm ở trẻ em

- Không uống nước nhiều vào buổi tối, không uống nước trước khi đi ngủ 2 tiếng.

- Khuyên trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ.

- Huấn luyện đi tiểu ban đêm: đánh thức trẻ với khoảng thời gian giảm dần trong vài đêm để trẻ tự đi tiểu hoặc giúp trẻ tự thay đồ khi đái dầm.

- Trẻ bị đái dầm hay bị mặc cảm, xấu hổ, nhất là trẻ trên 10 tuổi. Cha mẹ hoặc thành viên trong gia đình nếu cứ quát tháo, trêu chọc trẻ (hoặc cho nhiều người biết về chứng đái dầm của con mình, cháu mình) thì sẽ làm cho trẻ căng thẳng thêm, có khi chứng đái dầm tăng lên.

- Lập biểu đồ theo dõi diển tiến và khen thưởng trẻ mỗi đêm không đái dầm. Bên cạnh đó, một số trường hợp phải giúp trẻ luyện để không đái dầm, tạo thói quen cho bàng quang.

Dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một chúc cả nhà thành công.

LỢI ÍCH TỪ VIỆC MẸ RU CON

Xin chào cả  nhà hôm nay “dịch vụ giữ trẻ thủ dầu một” giới thiệu với cả nhà NHỮNG LỢI ÍCH TỪ VIỆC MẸ RU CON



Không chỉ đưa bé vào giấc ngủ êm đềm, những lời hát ru truyền cảm, thiết tha, du dương còn có tác dụng giúp con cảm thấy an tâm, rèn luyện kỹ năng nghe, ngôn ngữ... cho bé.

Cho bé giấc ngủ ngon và sâu hơn

Nếu các mẹ để ý bạn sẽ thấy, đằng sau toàn bộ các thể loại bài hát ru mẹ nhẹ nhàng hát cho bé nghe sẽ giúp con nhanh chóng rơi vào giấc ngủ sâu một cách từ từ. Do đó, hát ru nên được các mẹ coi như một phần thói quen trước khi đi ngủ.

Bên cạnh đó, việc hát ru cho bé trước khi đi ngủ cũng giúp bé hình thành thói quen. Bởi cứ mỗi khi bạn hát ru cho bé, bé sẽ biết là đã đến giờ bé phải đi ngủ, và việc được nghe hát ru cũng khiến tâm lý bé thoải mái đi vào giấc ngủ hơn.

Liên kết tình cảm mẹ con

Ngay khi còn trong bụng mẹ, thai nhi đã có thể cảm thụ về thế giới xung quanh. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, nếu nghe thấy giọng hát ru của người mẹ trong chín tháng thai kỳ sẽ có ích rất lớn trong việc hình thành nhân cách cũng như suy nghĩ, năng khiếu của đứa trẻ sau này.

Khi trẻ chào đời, được mẹ hát ru sẽ giúp trẻ ngủ ngon và tình mẫu tử thêm khăng khít. Đây chính là cơ hội để các mẹ bày tỏ tình yêu, sự thân mật của mình với con cái. Và em bé của bạn cũng đón nhận tình cảm này một cách tập trung, cảm thấy gắn bó với mẹ hơn.

Rèn kỹ năng nói và sử dụng ngôn ngữ cho trẻ

Khi được mẹ hát ru những bài hát lặp đi lặp lại với vần điệu nhịp nhàng, bé vô hình được củng cố âm thanh và điều này có giá trị to lớn cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ sau này.

Thực tế, mỗi bài hát ru cung cấp cho trẻ cơ hội để nghe âm thanh trong mô hình dự đoán, nhận biết và hiểu biết chúng. Sau này, từ đó trẻ có thể thực hành âm thanh mà thậm chí chính bản thân các bé cũng không nhận ra chúng đang làm như vậy.

Giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn

Nghiên cứu hiện đại chỉ mới bắt đầu khám phá ra tầm quan trọng của các bài hát ru. Giai điệu nhẹ nhàng, du dương của các bài hát ru mang lại cảm giác an toàn và yên bình cho sự nhạy cảm của trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, khi bạn đung đưa chiếc nôi và hát ru sẽ giúp trẻ trở nên quen dần với “cảm xúc” của chuyển động âm thanh. Nếu không có sự tiếp xúc với âm thanh của những bài hát ru, trẻ sơ sinh sẽ rất dễ bị giật mình với những tiếng ồn.

Rèn luyện kỹ năng nghe cho bé

Hát ru còn rèn kỹ năng nghe cho bé. Khi mẹ hát ru, bé sẽ tập trung lắng nghe tiếng mẹ, vì thế, bé có thể rèn luyện và phát triển được kỹ năng nghe ngay từ khi còn nhỏ. Điều này rất có ích cho việc học tập của bé sau này.

Ngày nay, cuộc sống ngày càng hiện đại và càng có nhiều các bà mẹ chưa biết cách hát và biết đến các bài hát ru con. Tuy nhiên, với những lợi ích tuyệt vời ở trên thì tại sao ngay từ bây giờ các mẹ không tập luyện và học một số bài hát ru để có thể hát cho bé nghe và gắn kết thêm tình cảm với bé nhỉ. Trên thị trường có bán rất nhiều sách viết về các bài hát ru hoặc đĩa CD đã thu âm sẵn, các mẹ có thể mua về và học hát theo.

Phần lớn các bài hát ru đều xuất phát từ những bài ca dao, đồng dao… Mỗi mẹ nên có một cách hát ru riêng, gây ấn tượng đặc biệt với bé khi bé lớn hơn một chút. Vì thế, các mẹ nên chú ý cách hát ru thế nào cũng rất quan trọng. Hãy chọn ra cách hát ru phù hợp với bản thân và điều quan trọng nhất là bé nhà bạn yêu thích nhé.

Dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một chúc cả nhà thành công.

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017

NHỮNG SAI LẦM CỦA MẸ SẼ KHIẾN CON BỊ ỐM YẾU TRONG MÙA LẠNH NHÉ

Xin chào cả  nhà hôm nay “dịch vụ giữ trẻ thủ dầu một” giới thiệu với cả nhà NHỮNG SAI LẦM CỦA MẸ SẼ KHIẾN CON BỊ ỐM YẾU TRONG MÙA LẠNH NHÉ


Những việc làm của cha mẹ tưởng chừng đơn giản nhưng lại là nguyên nhân khiến con ốm yếu vào mùa đông.

Thời tiết trở lạnh khiến các mẹ cự kỳ lo lắng về sức khỏe của bé yêu. Nhiều ông bố bà mẹ đã phải "đứng ngồi không yên" trước các vấn đề "làm sao giữ ấm cho con?", "có nên cho trẻ ra ngoài trời lạnh?", "tắm cho trẻ ở nhiệt độ bao nhiêu là chuẩn?".... Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn chưa thực sự sáng suốt để có thể giải đáp chính xác các thắc mắc trên để từ đó mắc phải các sai lầm không nên có khi chăm sóc con.

Dưới đây là một số sai lầm của mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh, các việc làm này có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ.

1. Ủ ấm cho trẻ quá mức

Nhiều mẹ nghĩ rằng vào mùa đông cần phải ủ ấm cho trẻ một cách cẩn thận bằng nhiều lớp áo dày mỏng khác nhau. Tuy nhiên đây là một điều hoàn toàn sai lầm, việc ủ ấm quá mức có thể sẽ gây thêm bệnh cho trẻ.

Các mẹ nên biết, thân nhiệt của trẻ không giống như người lớn. Trẻ sẽ cảm thấy nóng hoặc lạnh nhanh hơn. Trẻ thường hay chạy nhảy, chơi đùa nên dễ nóng người, toát mồ hôi ngay cả khi thời tiết đang rất lạnh. Vì thế, mặc quá ấm, trẻ dễ bị ra mồ hôi lưng, đầu. Nếu bố mẹ không sớm nhận thấy điều đó, thì trẻ sẽ bị cảm lạnh, viêm phổi.

Mặc quá nhiều áo với chất liệu len hay bông sẽ làm cho mồ hôi không toát ra bên ngoài được. Nó ứ đọng lại bên trong là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh về da. Vào ban đêm, trẻ mặc nhiều áo quần hoặc đắp nhiều chăn sẽ có thể ngủ không ngon giấc và luôn khó chịu. Hơn nữa, phải mặc quá nhiều quần áo, lúc nào cũng phải đội mũ, đeo tất chân tất tay, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, không thoải mái trong vận động.

Vì thế, trong mùa đông, các mẹ chỉ nên mặc đủ ấm cho trẻ, chọn các loại quần áo sao cho an toàn, thoải mái và giúp bé duy trì thân nhiệt. Mẹ nên mặc cho bé một áo khoác dày bên ngoài, nếu trẻ ở trong nhà hoặc chơi đùa có thể cởi ra, lúc phải đi ngoài đường lạnh thì mặc vào dễ dàng. Tốt nhất, với thời tiết như hiện nay, mẹ cần tuân thủ đúng nguyên tắc mặc đồ cho trẻ Qui tắc mặc đồ cho trẻ sơ sinh mùa đông: 'Bốn ấm một lạnh'.



2. Giữ trẻ trong nhà không cho ra ngoài vì sợ lạnh

Mùa đông, khống khí và gió lạnh khiến nhiều bố mẹ cảm thấy e ngại trong chuyện cho trẻ ra ngoài trời. Tuy nhiên đó không phải là một cách hay. Bởi giữ trẻ ở trong phòng kín lâu ngày sẽ khiến trẻ ốm yếu và dễ mắc bệnh hơn.

Đối với trẻ sơ sinh, việc cho trẻ được ra ngoài tắm nắng mùa đông rất có lợi cho quá trình phát triển của trẻ. Vào thời tiết ngày đông, thời điểm lí tưởng để mẹ cho trẻ ra ngoài đón nhận ánh nắng mặt trời là vào khoảng 9h-10h sáng và thêm khoảng 10-15 phút buổi chiều theo khung từ 15h-17h. Khoảng thời giam từ giữa trưa đến 4h chiều tuyệt đối không nên cho bé ra nắng, bởi lúc này tia cự tím trong ánh nắng mặt trời trở nên mạnh mẽ nhất, rất dễ gây tổn thương cho da. Để biết thêm thông tin về tắm nắng cho trẻ mùa đông các mẹ có thể tham khảo bài viết này Tắm nắng đúng cách cho trẻ vào mùa đông.

Đối với các bé lớn tuổi hơn, các mẹ cần cho con ra ngoài để tiếp xúc với không khí và tham gia nhiều trò chơi vận động. Những trò chơi vận động ngoài trời giúp trẻ khỏe mạnh, tăng sức đề kháng phòng tránh được nhiều bệnh dễ lây nhiễm. Khi cho trẻ chơi ngoài trời, bố mẹ cần lưu ý mặc quần áo đủ ấm nhưng vẫn thoáng để khi trẻ ra mồ hồi không thấy quá nóng, dạy trẻ cách tự lau mồ hôi cho mình để tránh cảm lạnh. Thời tiết quá lạnh hoặc có mưa phùn thì không được cho trẻ ra ngoài chơi.

3. Cho con mặc bỉm 24/24

Nhiều bà mẹ vẫn sẵn sàng cho con mặc 24/24, vì nghĩ rằng việc đó sẽ tiện lợi và giúp trẻ có thể thoải mái hoạt động cả ngày. Điều này rất nguy hiểm vì bỉm để lâu có thể gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé. Trẻ đóng bỉm suốt ngày bị dính nước tiểu dễ bị lở loét, ảnh hưởng xấu tới da và sức khỏe. Do đó, trẻ bị hăm là một điều khó tránh khỏi khi phải đóng bỉm thường xuyên Cách chăm trẻ sơ sinh không bị hăm tã mùa lạnh.

Cho trẻ dùng bỉm cả ngày sẽ gây cho trẻ một thói quen xấu là nếu buồn thì cứ bài tiết tự động trong bỉm. Nếu vấn đề này kéo dài dần dần trẻ sẽ mất phản xạ gọi để báo cho cha mẹ lúc cần đi khi đã biết nói. Kết quả là trẻ có thể đi tiểu không kiểm soát được hoặc hay bị tè dầm khi lớn.

Đặc biệt, việc dùng bỉm thường xuyên kéo dài ở bé trai còn gây hại cho tinh hoàn. Đeo bỉm thường bị kín hơi, lại bó sát vào cơ thể trẻ, dễ làm cho nhiệt độ tăng lên, trong khi đó nhiệt độ thích hợp nhất cho tinh hoàn bé trai là vào khoảng 34 độ C. Khi nhiệt độ tăng lên tới 37 độ C và nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến tinh hoàn trong việc sản xuất tinh trùng sau này.

4. Sử dụng điều hòa, máy sưởi với tần suất cao

Nhiều mẹ có thói quen thấy trời trở lạnh là đóng kín cửa phòng hoặc cửa nhà và nghĩ rằng càng kín càng tốt để giữ ấm. Tuy nhiên, nếu mẹ đóng kín sẽ khiến trong phòng không có sự thông thoáng ngột ngạt, thiếu oxy, sẽ khiến cơ thể cả gia đình mệt mỏi và làm tăng lượng vi khuẩn sinh sôi. Do đó, các mẹ cần phải đảm bảo nhiệt độ trong phòng luôn ấm áp với nhiệt độ khoảng 28 độ C, thông thoáng và tránh gió lùa.

Ngoài ra, nhiều gia đình có điều kiện sử dụng các loại thiết bị sưởi ấm vào mùa đông như điều hòa, máy sưởi. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên quá lạm dụng vào các thiết bị này, chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày. Bởi nếu dùng quá nhiều sẽ khiến cơ thể có nguy cơ mất nước, khô da, nhất là máy sưởi sẽ khiến khô mũi dẫn đến ảnh hưởng hệ hô hấp gây ra khó thở ở trẻ em. Để sử dụng điều hòa, quạt sưởi cho con an toàn nhất vào mùa lạnh, các mẹ hãy tham khảo bài viết Cách dùng quạt sưởi chuẩn để con không bị ốm.

Khi trẻ đang ngồi trong phòng điều hòa, trước khi cho con ra ngoài, bố mẹ nên mặc thêm áo khoác và đi giày vào cho bé. Vì nếu trường hợp không mặc đủ ấm mà đột ngột đi ra ngoài rất dễ bị sốc nhiệt dẫn đến đột quỵ nhất là những người có sức khỏe yếu đặc biệt người già và trẻ nhỏ.

5. Tắm, rửa chân cho trẻ bằng nước quá nóng

Vì trời lạnh nên bố mẹ ngại cho trẻ tắm, hoặc nếu tắm cũng dùng nước rất nóng. Da trẻ nhạy cảm hơn người lớn, nếu bố mẹ thấy nước đủ ấm tức là nước đó bị nóng với trẻ. Nhiệt độ nước thích hợp cho trẻ tắm mùa đông là từ 33 độ C đến 36 độ C. Nên dùng cổ tay hoặc khuỷu tay để thử độ ấm của nước. Nếu không, hãy chuẩn bị một nhiệt kế để có thể pha nước tắm thích hợp cho trẻ.

Khi cho trẻ tắm mẹ cũng lưu ý để phòng kín gió, chuẩn bị thêm quạt sưởi, máy sưởi nếu cần thiết. Chỉ nên cho trẻ tắm trong 5-7 phút để tránh cảm lạnh. Để tắm cho trẻ vào mùa đông một cách chính xác, các mẹ hãy tìm hiểu thông tin tại đây Cẩm nang của mẹ khi tắm cho trẻ vào mùa đông.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên rửa chân cho con bằng nước quá nóng cũng không tốt. Trẻ sơ sinh có bàn chân mũm mĩm và hầu hết lòng bàn chân bẹt. Vòm bàn chân có tác dụng làm cho chân chuyển động mềm mại khi bé bước và chạy, bảo vệ mạch máu và dây thần kinh ở gan bàn chân. Dùng nước nóng để rửa hoặc ngâm chân cho bé sẽ khiến dây chằng ở bàn chân bị giãn ra, từ đó chân bé sẽ trở nên “bẹt”, lòng bàn chân không có hình vòm như bình thường.

6. Để bụng bé bị nhiễm lạnh

Giữ ấm bụng cho bé trong ngày lạnh cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ dạ dày. Bởi nếu bị lạnh bụng, bé rất dễ bị tiêu chảy, đau bụng và các triệu chứng khác. Trong thời tiết lạnh với nhiệt độ thấp, bụng được giữ ấm, dạ dày hoạt động bình thường sẽ giúp bé tăng cường tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.

Trong mùa đông, bụng trẻ bị nhiễm lạnh rất dễ gây ra các bệnh như cúm, ho, sổ mũi… Khi nằm ngủ, trẻ rất đễ đạp chăn và bị nhiễm lạnh mà cha mẹ không kiểm soát được. Chính vì vậy, khi cho trẻ đi ngủ, cha mẹ nên để trẻ mặc một chiếc áo đủ ấm, có thể cho áo vào trong quần trẻ để khi đạp chăn bụng trẻ cũng không bị nhiễm lạnh.

Mẹ nên nhớ đeo cho bé một đôi tất. Đây là cách tốt để giữ ấm cho những ngón chân của bé khi trời lạnh. Đừng đắp quá nhiều chăn dày, nặng cho bé vì nóng quá sẽ làm bé tăng thoát nhiệt ở đầu, dẫn tới dễ bị đột tử khi ngủ. Để giúp bé có giấc ngủ ngon vào mùa đông, các mẹ hãy nhớ giữ ấm cho bé thật cẩn thận Mẹo giữ ấm cho bé yêu khi ngủ mùa đông.

Dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một chúc cả nhà thành công.

BÀI NỔI BẬT