Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

NHÓM THỰC PHẨM MẸ NÊN CHO BÉ ĂN VÀO MÙA HÈ

Xin chào cả  nhà hôm nay “dịch vụ giữ trẻ thủ dầu một” giới thiệu với cả nhà về NHÓM THỰC PHẨM MẸ NÊN CHO BÉ ĂN VÀO MÙA HÈ



Để cải thiện tình trạng biếng ăn và giúp bé tiêu hóa tốt, mẹ đừng bỏ qua một số thực phẩm mùa hè nên cho bé ăn dưới đây nhé!

Một thực đơn an toàn và đủ chất dinh dưỡng cho bé tưởng rằng đơn giản, nhưng nếu mẹ không tìm hiểu và cân đối một cách khoa học mà chỉ làm theo cảm tính sẽ rất nguy hiểm cho sự phát triển của bé.

Những thực phẩm dưới đây đều có rất nhiều vào mùa hè. Việc cho bé ăn thực phẩm đúng mùa vụ sẽ hạn chế được dư lượng thuốc bảo vệ thực nên an toàn cho bé. 

Mùa hè các bé vận động nhiều, lượng mồ hôi tiết ra, cùng với đó là một hàm lượng các chất dinh dưỡng cũng bị hao hụt khiến cho hệ miễn dịch của bé yếu đi. Vì vậy mẹ phải biết cách chọn thực phẩm cho bé để con tăng sức đề kháng, hạn chế ốm đau trong mùa hè.

1. Những thực phẩm giữ nước cho bé

Trẻ em thường rất hiếu động. Việc nghịch ngợm, nô đùa khiến cho cơ thể bé mất đi một lượng nước đáng kể qua mồ hôi, đặc biệt là trong mùa hè. Không những thế, hầu hết các bé đều mải chơi và lười uống nước, vì vậy mẹ cần lưu ý đến điều này để bổ sung những thực phẩm giữ nước vào thực đơn của bé. 

Những thực phẩm giữ nước, có tính mát và nhiều vitamin C như: nước ép cam, ổi, cà chua, kiwi, bưởi... mẹ đừng bỏ qua.

Ngoài ra, để bé không bị khô da và thiếu nước, tránh được táo bón, mẹ cũng cần bổ sung vitamin A từ các loại quả, củ: đu đủ, carrot, khoai lang, bí đỏ...


2. Thực phẩm kích thích sự ngon miệng



Có thể các mẹ chưa biết, các loại rau mát và nhiều vitamin như mồng tơi, rau rền... có tác dụng kích thích cảm giác ngon miệng của bé. 

Ngoài ra, kẽm cũng có tác dụng kích thích sự ngon miệng của bé. Một số thực phẩm mùa hè có chứa kẽm mẹ nên bổ sung cho con như: đậu Hà Lan, đậu nành, thịt nạc, sò, tôm, cua, bột mì...

3. Thực phẩm tăng sức đề kháng 

Để tăng sức đề kháng, trẻ cần được ăn đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng và vitamin. Đặc biệt là kẽm, sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, ngon miệng. Cùng với đó là lysine có trong thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa giúp trẻ phát triển cơ xương, tăng khả năng hấp thu can-xi. 

Vitamin C có nhiều trong những thực phẩm mùa hè như: rau đay, rau muống, quả bưởi, quả nhãn, chanh, dứa... đóng góp vai trò rất lớn đối với quá trình bảo vệ cơ thể, đối với hoạt động của hệ thống miễn dịch của trẻ. Không những thế vitamin C còn giúp làm lành vết thương và bảo vệ cơ thể trẻ khỏi chứng cảm lạnh, cảm cúm thông thường

4. Thực phẩm giúp bé hạn chế mồ hôi trộm

Ở bé hệ thần kinh thực vật chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện, vì vậy bé rất hay bị ra mồ hôi (chúng ta thường gọi là mồ hôi trộm), nhất là khi ngủ. 

Vì vậy, bé rất dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp. Nghiêm trọng hơn, bé ra mồ hôi trộm sẽ dẫn tới hiện tượng mất nước và muối. Sự mất nước và muối sẽ khiến cơ thể bé yếu đi, người mệt hơn, cơ thể sẽ bị suy kiệt, gây ra một số bệnh không tốt cho bé.

Để trị mồ hôi trộm cho bé, các mẹ có thể nấu cho con các món ăn như: cháo trai, cháo sò – hến, canh cá quả, canh rau ngót, chè đậu xanh, đậu đen…

Ngoài ra, mẹ cần lưu ý giữ cơ thể trẻ thoáng mát, hạn chế các thức ăn sinh nhiệt (mỡ, mít, sầu riêng, xoài…), bổ sung các chất mát (rau tươi, trái cây; rau má, rau mồng tơi...) trong nhiều ngày. 


5. Thực phẩm "dỗ" bé ngủ ngon

Ngủ sâu và đủ giấc không chỉ giúp bé phát triển não bộ mà còn tăng cường sức khỏe cho bé. Mùa hè thời tiết nóng nực, các bé thường khó ngủ hơn so với mùa đông nên mẹ có thể bổ sung những thực phẩm sau để con có một giấc ngủ ngon và sâu.

Chuối: Trong chuối có hai chất melatonin và serotonin có khả năng điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ của bé. Ngoài ra, magiê trong chuối là chất giúp cơ thể thư giãn, dễ đi sâu vào giấc ngủ.

Táo: Táo chứa nhiều rất nhiều protein, vitamin C, canxi... là loại quả giá trị với nguồn dinh dưỡng phong phú, có tác dụng an thần lớn. Đặc biệt, canxi trong quả táo là chất giúp xoa dịu, trấn an cơ thể con, giúp bé nhanh chóng đi vào giấc ngủ.

Các sản phẩm từ sữa: Uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ sẽ khiến bé ngủ ngon và sâu hơn. Sữa bổ sung rất nhiều loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là tryptophan – có tác dụng ổn định thần kinh, khống chế độ hưng phấn thần kinh trung ương khiến cho bé cảm giác buồn ngủ.

Bên cạnh đó, canxi có trong sữa giúp thúc đẩy sản xuất mintonin - một chất giúp giảm căng thẳng hiệu quả và ổn định trí não để bé dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một chúc cả nhà thành công.


CÁCH CHĂM SÓC BÉ VÀO MUA HÈ

Xin chào cả  nhà hôm nay “dịch vụ giữ trẻ thủ dầu một” giới thiệu với cả nhà CÁCH CHĂM SÓC BÉ VÀO MUA HÈ



Mùa hè trẻ có thể rất dễ bị ốm sốt hay bị mắc các bệnh khi bé vui chơi ở ngoài trời, bố mẹ cần có cách chăm sóc, lựa chọn đồ chơi cho bé vui chơi. Nếu như không biết chăm sóc trẻ đúng cách bé có thể mắc rất nhiều bệnh trong mùa hè như trẻ có thể bị ốm sốt, bé bị lây nhiễm các bệnh khác khi con đi chơi bằng xe đẩy trẻ em hay bằng các phương tiện khác ở những nơi có nguồn bệnh. Các bé có hệ hô hấp còn yếu nên cũng dễ mắc các bệnh về mũi họng, trẻ có thể bị nóng trong người gây ra mụn nhọt…

Chăm sóc bé đúng cách là điều cần thiết để phòng cho trẻ các bệnh trong mùa hè và giúp bé luôn vui khỏe mỗi ngày.

Mùa hè thời tiết thường rất nóng, trẻ có thể ra nhiều mồ hôi nên bố mẹ cần chú ý lau khô mồ hôi cho con, bổ sung đủ nước cho trẻ như các loại nước trắng, các sản phẩm từ sữa, các loại nước mát như chè đỗ đen, nước rau má, râu ngô hay các sản phẩm có tính mát theo vùng miền. Nếu không nhận được đủ lượng nước trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, bé dễ mắc các bệnh do nóng trong người gây ra. 

Lựa chọn những loại thực phẩm an toàn cho bé, tránh cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn trái mùa, bé có thể gặp nguy hiểm với lượng thuốc bảo vệ thực vật nếu như mua phải những loại đồ ăn thiếu an toàn. Cho bé ăn nhiều rau xanh, trái cây có thể ép thành nước nếu bé không thích ăn rau. Chế biến các món ăn theo nhiều cách khác nhau như dưới dạng canh thập cẩm, súp rau củ hay rau nấu cùng với cháo cho bé ăn để đảm bảo đủ chất xơ trong bữa ăn của trẻ.




 Mùa hè cũng là thời điểm bé dễ mắc các bệnh ngoài da hơn như rôm xảy, mụn nhọt, bé bị phát ban do quá nóng, chọn loại đồ ăn thức uống, bổ sung nước cho bé là điều cần thiết nhưng cũng cần lựa chọn địa điểm chơi, lựa chọn các món đồ chơi trẻ em đúng với điều kiện thời tiết. Các bé sẽ vui chơi được nhiều hơn và khỏe hơn, ít mắc các bệnh ngoài da nếu như được vui chơi đúng cách, đúng địa điểm. 

Những vị trí có nhiều cây cối rậm rạp có thể chứa nhiều côn trùng dễ tấn công trẻ cũng không nên cho bé chơi, khu vực gần ao hồ, sông suối nên hạn chế cho trẻ đến, những nơi có nhiều thú dữ như chó mèo hay các loại động vật khác cũng không nên cho con chơi tại đó. Trẻ có thể gặp nguy hiểm nếu như bé vui chơi cùng với chúng hoặc con trêu đùa chúng trong khi chơi. Hướng dẫn trẻ chơi đúng cách, xử lý các tình huống có thể xảy ra khi con chơi để bé luôn được vui vẻ. 

Điều chỉnh hướng gió hay nhiệt độ phòng khi cho trẻ dùng quạt, điều hòa là điều cần thiết, trẻ có thể bị lạnh nếu con nằm đúng hướng của quạt và điều hòa. Mức nhiệt thích hợp cho phòng của trẻ là khoảng 28 đến 30 độ C và bố mẹ nên đắp chăn mỏng nhẹ, mặc cho bé chiếc quần dài thích hợp khi con ngủ để bé không bị lạnh chân, tránh được các bệnh mũi họng hay bệnh viêm phế quản… 


Tắm cho bé bằng các loại lá như kinh giới, cỏ cây, mướp đắng để phòng và chữa các loại mụn nhọt cho trẻ trong mùa hè. Cần lau khô mồ hôi cho bé trước khi con tắm để bé không bị cảm lạnh hay mắc bệnh như ốm sốt. Cho trẻ chơi ở những nơi râm mát không quá nóng để tránh bé bị cảm và bé có thể bị sốt do thời tiết nóng quá gây ra.

Dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một chúc cả nhà thành công.

Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

NHỮNG THỰC PHẨM KỊ NHAU KHÔNG NÊN CHO BÉ ĂN

Xin chào cả  nhà hôm nay “dịch vụ giữ trẻ thủ dầu một” giới thiệu với cả nhà về NHỮNG THỰC PHẨM KỊ NHAU KHÔNG NÊN CHO BÉ ĂN

Nhiều thực phẩm nếu mẹ kết hợp với nhau khi nấu cháo sẽ khiến bé ăn hoài không lớn




Khi nấu cháo cho bé, không phải tất cả loại thực phẩm nào cũng có thể chế biến cùng nhau. Chỉ cần sơ suất một chút cũng cũng có thể gây ra những vấn đề cho sức khỏe. Dưới đây là những cặp thực phẩm không nên nấu cháo cùng nhau:

1. Óc lợn với lòng đỏ trứng gà



Hàm lượng cholesterol sẽ tăng cao nếu nấu chung óc lợn với lòng đỏ trứng gà. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

2. Thịt lợn nấu chung với thịt bò

Theo Đông y, thịt bò có tính ôn còn thịt lợn có tình hàn. Vì vậy, hai loại thịt này kị nhau. Các giá trị dinh dưỡng cần thiết của cả hai loại thịt sẽ không còn nếu các mẹ dùng cả thịt lợn và thịt bò nấu chung trong một bát cháo của con.

3. Thịt cùng đậu nành



Trong thịt và đậu nành đều chứa rất nhiều đạm, hàm lượng đạm sẽ tăng lên nên nếu nấu chung trong một bát cháo. Nếu mẹ không muốn bé bị ảnh hưởng đến tiêu hóa thì không nên cho bé ăn cháo thịt đậu nành.

4. Cà rốt với củ cải

Hàm lượng lượng vitamin C có trong củ cải sẽ bị các enzyme trong carrot phá hủy. Bởi thế, bé sẽ không thể hấp thụ hết lượng vitamin C, gây ảnh hửng xấu đến làn da của bé.


5. Thịt bò với lươn

Nếu mẹ nấu cháo lươn cho thêm cả thịt bò, sẽ dễ khiến cho bé bị rối loạn tiêu hóa bởi hai loại thực phẩm này k nhau.

6. Thịt gà với cá chép

Cũng là hai loại thực phẩm kị nhau, nếu nấu chung chúng trong một bát cháo, bé sẽ bị nổi mụn nhọt, đầy bụng.

7. Đỗ đen với thịt bò

Khi nấu cùng đỗ đen, chất sắt có trong thịt bò sẽ bị mất đi. Vì vậy, bé sẽ khó mà hấp thu được lượng sắt có trong thịt bò. Bên cạnh đó, ngay sau khi ăn thịt bò, mẹ cũng nên để khoảng 2 tiếng rồi mới cho bé ăn thêm chè đỗ đen nếu bé muốn.

8. Thịt bò cùng hải sản

Do chất phốt pho có trong thịt bò sẽ bị kết tủa với canxi có trong hải sản. Vì vậy mẹ không nên nấu cháo chung thịt bò và hải sản nếu không muốn cơ thể bé bị chậm hấp thu canxi.

Ngoài ra còn một số thực phẩm kị nhau không tốt cho sức khỏe của bé như:

- Chocolate với sữa

Chocolate chứa axit oxalic còn sữa lại chứa nhiều protein và canxi còn. Khi cho trẻ ăn hai thứ này trộn với nhau, axit oxalic sẽ kết hợp với canxi và tạo ra canxi oxalate không tan trong nước. Trẻ ăn phải có thể gây bệnh tiêu chảy, khô tóc hoặc các triệu chứng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

- Nước hoa quả chua kị sữa bò

Trong sữa bò chứa nhiều protein, trong đó 80% là các chất cazeine. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến bé tử vong. Chính vì thế, các mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ uống hoa quả cùng với sữa bò.


- Cải bó xôi và tôm

Trong cải bó xôi là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit Phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi chẳng được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lý do sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ còn “trục xuất” các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải.

- Mật ong kị nước đun sôi

Mật ong là một trong những loại thực phẩm tự nhiên rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ và còn điều trị được nhiều căn bệnh khác. Mật ong có hàm lượng vitamin, enzyme, và khoáng chất phong phú. Khi uống mật ông chung với nước ấm có thể tăng cường sức đề kháng cho trẻ rất tốt. Nhưng các mẹ nên nhớ nếu pha mật ong với nước đun sôi lại không hề tốt cho sức khỏe của trẻ.

- Khoai tây/ khoai lang kị cà chua

Trong cà chua có chứa nhiều chất toan, khoai lang và khoai tây là những thực phẩm no lâu, khi ăn các thực phẩm này cùng với nhau sẽ khiến dạ dày của trẻ khó tiêu hóa. Cà chua xào nấu cùng khoai lang hoặc khoai tây rất nguy hại cho sức khỏe của trẻ, chính vì vậy các bà mẹ nên lưu ý không nên cho trẻ ăn khoai tây/khoai lang cùng với cà chua.

- Gan động vật với cà rốt, rau cần



Tuyệt đối không dùng cà rốt, rau cần xào nấu chung với gan động vật hoặc ăn loại rau, củ này sau khi đã ăn gan động vật. Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt trong cơ thể của trẻ.

Khi chọn nguyên liệu nấu cháo cho bé, các mẹ cần lưu ý và tránh chọn phải những cặp thực phẩm khiến con ăn hoài không lớn.

Dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một chúc cả nhà thành công.

NHỮNG MÓN ĂN KHÔNG TỐT CHO SỨC KHỎE CỦA CÁC BÉ NHÉ

Xin chào cả  nhà hôm nay “dịch vụ giữ trẻ thủ dầu một” giới thiệu với cả nhà NHỮNG MÓN ĂN KHÔNG TỐT CHO SỨC KHỎE CỦA CÁC BÉ NHÉ

Mẹ hãy giúp bé hạn chế các món gây hại cho sức khỏe có trong danh sách dưới đây nhé.

Những món không tốt cho sức khỏe của bé

Xúc xích




Đây là món ăn sử dụng nhiều hóa chất, chất bảo quản và chất phụ gia, không tốt cho gan vì gan sẽ phải hoạt động nhiều hơn để giải độc cho cơ thể. Chưa dừng lại ở đó, xúc xích còn được làm từ thịt nhiều mỡ, nhiều năng lượng nhưng lại không có dinh dưỡng. ăn nhiều xúc xích có thể gây béo phì, các bệnh về tim mạch, gan thận và tiểu đường.

Kẹo




Đa số các loại kẹo không chứa chất dinh dưỡng, thành phần chính là đường, phẩm màu, các loại phụ gia, phẩm màu, hương liệu… Ăn nhiều kẹo sẽ bị mắc một số bệnh như béo phì,  tiểu đường, suy dinh dưỡng, sâu răng…

Kem



Tuy nhiên có một số loại kem chứa hạt, màu nhân tạo, chất tạo mùi, hương vị, hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của bé. Thậm chí chúng còn gây tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, sâu răng, xói mòn men răng… Bên cạnh đó, mẹ có thể chọn cho bé các loại kem có giá trị dinh dưỡng như các loại kem được làm từ sữa.

Snack



Snack được chế biến ở nhiệt độ cao sinh ra chất béo đồng phân dễ gây béo phì và các bệnh tim mạch. Ngoài ra, thức ăn vặt này còn chứa nhiều muối và đường, làm ảnh hưởng chức năng của thận và là nguyên nhân của bệnh đái tháo đường…

Các loại thức ăn đóng hộp



Mẹ nên hạn chế tối đa những nguyên liệu được đóng hộp sẵn khi chế biến thức ăn cho bé và cả nhà nhé. Trong những nguyên liệu này thường chứa nhiều chất bảo quản không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất, mẹ hãy mua những thực phẩm tươi sống để có thể cung cấp tối đa các dưỡng chất tốt cho bé.

Nước ngọt đóng hộp và nước ngọt có gas



Tuy những thức ăn này có thể giúp bé ngon miệng và ăn ngoan ngoãn hơn trong các bữa ăn, chúng lại là nguy cơ gây béo phì và các bệnh về thận cho bé. Chính vì thế mẹ nên thay những loại thực phẩm nước uống này bằng những loại nước ép hoa quả có tác dụng bổ sung nhiều vitamin tốt cho bé nhé. Nhưng nhớ không nên vượt quá 120ml nước ép trái cây mỗi ngày, tránh cho bé bị tiêu chảy, dẫn đến mất nước và sụt cân.

Bánh hot dog



Món này có nhiều sodium (natri) gây tích nước trong cơ thể và gia tăng nguy cơ bị mất nước do thận phải làm việc để đào thải bớt lượng muối dư thừa. Hot dog cũng chứa các chất béo bão hòa, một nhân tố gây bệnh tim. Vì vậy, mẹ nên hạn chế số hot dog mà bé tiêu thụ nhé.

Bánh pizza



Một miếng pizza mang đến gần 300 calories trong khi các bé thường ăn đến miếng thứ 2, thứ 3 nên rất dễ tiêu thụ năng lượng quá mức cho phép. Hơn nữa, các loại nhân của pizza còn chứa rất nhiều chất béo bão hòa và muối khiến cơ thể bị mất nước. Sẽ tốt cho bé hơn nếu đó là món món pizza rau củ với đế bánh bằng bột ngũ cốc nguyên hạt. Nếu không, những miếng ức gà không da sẽ tốt hơn nhiều so với xúc xích và thịt nguội thường có trong pizza.

Các bé từ 4 – 6 tuổi rất dễ bị nghiện đồ ăn nhanh và không kiểm soát được hành vi ăn uống của mình. Điều này có thể dẫn đến việc thiếu hụt chất dinh dưỡng, do khi ăn quá nhiều đồ ăn nhanh trẻ không thể nạp thêm nhiều thực phẩm khác và dẫn tới thiếu hụt dinh dưỡng, kéo theo việc Hệ xương không được phát triển đúng theo chuẩn của cơ thể. Chưa kể, ăn nhiều thức ăn nhanh còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như tim mạch, đái tháo đường.



Trên đây là những món có hại cho sức khỏe mà mẹ cần hạn chế không cho bé ăn nhiều. Vì chúng toàn là những món ngon và khoái khẩu của bé nên mẹ phải cực kỳ kiên quyết nhé, nhất là vào những kỳ nghỉ của bé và không nên dùng chúng để làm phần thưởng cho bé.
Dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một chúc cả nhà thành công.

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐẦY ĐỦ VÀ HỢP LÝ CHO BÉ TỪ 1 -3TUỔI

Xin chào cả  nhà hôm nay “dịch vụ giữ trẻ thủ dầu một” giới thiệu với cả nhà CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐẦY ĐỦ VÀ HỢP LÝ CHO BÉ TỪ 1 -3TUỔI 



Thực đơn cho bé yêu thích

Bạn nên thay thế dần thức ăn xay và chuyển sang cho bé ăn thức ăn băm nhỏ hơn khi bé yêu của bạn đã được 9 tháng. Một trong những điều quan trọng bạn nên làm là tập cho bé ăn thức ăn thật đa dạng để tránh tình trạng kén ăn của bé sau này. Hãy kiên nhẫn với thiên thần của bạn để những bữa ăn của bé trở nên vui nhộn thay vì tạo cho bé cảm giác khó chịu khi ăn uống.

Thực đơn cho bé

Thực đơn cho bé tập đi

Súp bí đậu đỏ

Món súp này mang hương vị hấp dẫn vì có sự kết hợp thú vị của bí và đậu đỏ, là 2 nguyên liệu rất mát và bổ dưỡng, giúp bé ngủ ngon giấc và kích thích bé thèm ăn hơn.

Súp trứng cút đậu Hà Lan

Món súp trứng cút đậu Hà Lan có cách làm khá đơn giản, hương vị ngọt thơm, đầy đủ dinh dưỡng lại có màu sắc tươi đẹp, trang nhã kích thích sự thèm ăn của trẻ.

Súp tôm bó xôi

Súp tôm bó xôi là món ăn có nguồn gốc ở châu Âu. Đây là món ăn được chế biến rất độc đáo, ngon và bổ dưỡng. Món này rất dễ ăn, nấu thành súp như thế này thì các bé sẽ không còn ghét ăn rau nữa.  

Súp thịt bò cần tây

Các món súp thường rất bổ dưỡng và dễ tiêu hóa, đặc biệt là đối với các bé. Dưới đây là món Súp thịt bò cần tây lạ miệng mà bạn có thể dễ dàng chế biến để giúp trẻ có cơ hội khám phá những món ăn ngon.


Cháo thịt bò cà rốt

Bát cháo bổ dưỡng này rất thích hợp cho những người đang ốm hay trẻ em gầy yếu. Bên cạnh đó, bạn còn có thể dùng công thức nấu ăn này với  các loại rau củ khác nữa đấy.

Cháo mực thịt heo cải ngọt

Nếu muốn một món ăn ngon nhưng lại đơn giản vào ngày đầu tuần bận rộn, đừng quên cho món Cháo mực thịt heo cải ngọt vào thực đơn cho bé con nhà bạn. Món này rất bổ dưỡng mà lại không làm mất thời gian của mẹ đâu nhé.V V....

Xem thêm món ăn dành cho bà bầu

So với việc lớn nhanh như thổi ở năm tuổi đầu tiên, bé mới biết đi thường lớn chậm hơn. Cơ thể các bé không cần nhiều năng lượng như hồi xưa cũng như không có nhu cầu tăng cân nhiều. Bé sẽ tiếp tục như thế cho đến tuổi thanh niên thì khi cơ thể mới cần rất nhiều năng lượng như vậy thêm một lần nữa để tăng trưởng thành người lớn.

Ở giai đoạn này, bé đã có những phát triển vượt bậc cả về mặt thể chất lẫn trí não rồi nên việc cho bé ăn sẽ trở nên khá thú vị với cha mẹ.

= Công thức

=Thông tin dinh dưỡng

= Mẹo

Công thức nấu ăn cho trẻ mới biết đi

Xem tất cả các thực đơn cho bé mới biết đi

Kem trái cây: Con bạn sẽ rất muốn cùng bạn làm món này và thậm chí còn tự sáng tạo ra công thức của riêng mình nữa! Hãy sử dụng nhiều loại trái cây để có nhiều mùi vị đa dạng cho bé.

Bánh nướng muffin Milo: Bé luôn khoái món này và sẽ cố “thó” vài thìa Milo khi bạn đang làm bánh. Công thức này tuy đơn giản nhưng luôn là một món khoái khẩu của bé cũng như cho cả nhà.

Thịt cốt-lết làm với phô mai và khoai tây: Một món ăn ngon và hấp dẫn để bé thưởng thức khoai tây.

Bánh quy đường: Tốt nhất bạn nên chuẩn bị bột và nướng bánh trước một ngày. Bằng cách này, con yêu của bạn có thể sẽ giúp bạn trang trí loại bánh này theo cách yêu thích của chúng. Đây là món hoàn hảo cho những ngày đặc biệt như Valentines hay sinh nhật bé chẳng hạn.

Cơm gà cho bé: Món này tốt cho sức khỏe, làm nhanh và cực kỳ hấp dẫn. Đây là một cách rất hiệu quả để dụ đứa con hay mè nheo của bạn ăn rau.

Bánh quy sô-cô-la: Ai cũng thích bánh quy sô-cô-la. Và nếu như con bạn không hay nuốt chửng cả cái bánh, bạn có thể làm và cho bé cả túi nhỏ như một món quà.V V....


Khi nào nên cho bé ăn thức ăn cứng

Bé nên ăn đồ ăn cứng khi được 9 tháng tuổi. Đừng cho bé ăn đồ ăn mềm quá lâu, điều đó sẽ làm cho bé khó ăn đồ ăn cứng về sau này. Hãy cố gắng đa dạng thực đơn của bé và nhớ rằng món này bé không thích hôm nay nhưng có thể sẽ thích vào ngày hôm sau.

Trẻ nhỏ cần loại thức ăn nào?

- Trước khi bé được một tuổi, bé cần được tập ăn những thức ăn mà cả gia đình đang ăn. Hãy để bé tập ăn kiểu ăn của gia đình và đừng cố nấu món cho bé khác với cho cả nhà để tránh việc bé trở nên kén ăn sau này.Hàng ngày, bé nên được ăn đủ tinh bột, trái cây, rau, thịt, cá và sữa cũng như chất béo và các loại dầu cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.

- Bữa sáng là một bữa quan trọng trong ngày của bé. Nếu bé đã được cho bú từ tối hôm trước hoặc uống no cả bình sữa, bé sẽ không muốn ăn sáng. Cách tốt nhất để tạo hứng thú cho bé dừng việc cho bé bú sữa vào giữa đêm. Ngũ cốc ăn kèm sữa, bánh mì nướng ăn kèm mứt và trái cây sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho mỗi buổi sáng của bé.

- Bữa nhẹ giữa sáng có thể là một số món ăn vặt như trái cây tươi, phô mai và một ly nước. Một ly nước trái cây pha loãng mỗi ngày với tỷ lệ 1/3 hay ½ là đủ. Trái cây tươi là cách rất tốt để bổ sung chất sơ và vitamin.

- Bữa trưa cho bé cần sớm một chút, khoảng 11-11 giờ 30 là lý tưởng. Ta nên cung cấp protein cho bé bằng thịt, trứng hoặc cá ăn cùng với rau và bánh mì. Một ly sữa, phô mai hoặc ya-ua hoặc các sản phẩm khác từ sữa sẽ cung cấp thêm can-xi cho bé.

- Bữa chiều nên giống với bữa giữa buổi sáng cả về số lượng lẫn loại thức ăn, có thể là một miếng trái cây khác loại, phô mai hoặc bánh hoặc sa-lát rau cùng với một ly nước là lý tưởng cho bé.

- Bữa tối cần có thịt hoặc cá, rau, đậu, gạo hoặc mì. Hãy cố cho bé ăn trước khi bé mệt mỏi và ngay khi bé cảm thấy đói. Cho bé uống một ly sữa sau bữa tối nếu thấy món này không ảnh hưởng đến việc ăn uống của bé vào ngày mai. Ba hoặc bốn lần uống sữa hoặc sản phẩm từ sữa một ngày là đủ đối với bé. Bé từ 1-3 tuổi sẽ có đủ khoảng 500mg/ngày, theo tiêu chuẩn RDI.

Nên cho bé ăn với định lượng là bao nhiêu?

Thật không may, có nhiều đứa trẻ không chịu ăn theo thực đơn đã được hướng dẫn. Tuy nhiên, vẫn có một số lời khuyên bạn nên làm theo khi định lượng thức ăn cho bé. Các bé sẽ cho bạn thấy khi nào thì bé đói bằng cách tỏ ra cáu kỉnh hoặc nhăn nhó. Bé nên được ăn đủ ba bữa chính (sáng, trưa và tối) mỗi ngày cùng với những bữa nhẹ chen ngang. Có vài gợi ý cho món ăn vặt nếu bạn chưa nghĩ ra món gì tốt cho sức khỏe mà lại hấp dẫn bé. Nhiều bố mẹ đầu tư rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc và cả cảm xúc vào việc điều chỉnh thói quen ăn uống của bé. Bất chấp điều này, các bé thường biết rõ mình muốn ăn gì và khi nào ăn. Mặc dù lượng ăn của các bé là ưu tiên hàng đầu của bố mẹ, các bé lại thường không để ý nhiều lắm đến việc này.

10 điều nên nhớ khi cho bé ăn

1 Tuyệt đối không cho thêm đường vào bữa ăn của bé. Nếu đồ ăn làm sẵn có đường, thì đường không nên là 1 trong 3 thành phần nhiều nhất của món đó...

2 Không cho bé uống đồ uống có cafein.

3 Natri trong đồ ăn của bé không nên vượt quá 120mg trên 100g cân nặng của bé.

4 Nước ép trái cây không cần thiết. Cho bé ăn trái cây và uống nước lọc sẽ tốt hơn. Nước trái cây là nguồn vitamin tốt nhưng hạn chế là chúng có rất ít chất sơ và có nhiều năng lượng và làm cho bé chán ăn những đồ ăn khác.

5 Không nên cho bé ăn khoai tây chiên đóng gói. Chúng thường có nhiều muối và chất béo, chỉ nên cho bé ăn vào tiệc tùng gì đó đặc biệt. Có nhiều loại khoai tây tốt cho sức khỏe hơn như khoai tây chiên tự làm tại nhà với dầu olive, vừa ngon vừa tốt cho bé.

6 Trái cây thanh hoặc trái cây khô cán mỏng có nhiều đường. Những món hấp dẫn này có nhiều trái cây nhưng cũng có rất nhiều đường, ít chất sơ và dễ dính vào răng bé (dễ gây sâu răng). Do đó, ta nên tránh cho bé ăn những món này.

7 Rửa trái cây và rau quả trước khi cho bé ăn để tránh các chất có hại.

8 Trông chừng bé khi ăn để giảm thiểu rủi ro bé bị ngẹn. Với bé mới biết đi, cha mẹ nên ngồi trông bé ăn bất kể đó là loại thức ăn nào.

9 Bé kén ăn nên được cho ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe ngay cả khi bé liên tục từ chối thức ăn đó.

10 Hãy thử lừa bé bằng cách bào, nghiền hay xay nhuyễn rau vào các loại thức ăn như bánh kem, bánh nướng, mỳ ống và lựa chọn những loại đồ ăn có sẵn rau bên trong như bánh bao rau, bánh cà rốt.

Hãy để ý khi sử dụng những món ăn nhẹ như mật ong, mứt và các loại khác khác vì chúng có thể hạn chế dinh dưỡng của bữa ăn. Những loại đồ ăn có nhiều năng lượng như bánh quy, khoai chiên, các loại kẹo thanh, kẹo mút, sữa pha mùi, bánh và bánh nướng có thể có tác động xấu lên chế độ dinh dưỡng của bé cũng như làm bé chán ăn những bữa chính vì đã nạp vào quá nhiều năng lượng ở các món trên.

Cho bé ăn khi bé đi học

Khi bé bắt đầu đến nhà trẻ, sẽ rất khó để nghĩ ra những món ăn nhẹ đầy đủ dinh dưỡng cho bé mang theo. Hãy xem danh sách các ý tưởng cho hộp đồ ăn bé mang theo của chúng tôi để tìm ra những công thức tuyệt với cho bé. Nếu bạn gặp rắc rối với chế độ ăn uống cho những bé chơi nhiều thể thao, hãy xem trang dinh dưỡng cho bé tập thể thao của chúng tôi.

Dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một chúc cả nhà thành công.

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

CÁCH ĂN DẶM CHO BÉ 6 THÁNG TUỔI TĂNG CÂN TỰ NHIÊN

Xin chào cả  nhà hôm nay “dịch vụ giữ trẻ thủ dầu một” giới thiệu với cả nhà CÁCH ĂN DẶM CHO BÉ 6 THÁNG TUỔI TĂNG CÂN TỰ NHIÊN


Với bé 6 tháng tuổi bạn có thể cho trẻ ăn dặm để giúp tăng cân hiệu quả hơn. Và đây cũng là giai đoạn đầu tiên tập ăn dặm bởi lúc này cơ thể bé cần nhiều năng lượng hơn, sữa mẹ không thể đủ cung cấp cho bé cả ngày. Vậy nên hãy tập cho trẻ ăn dặm từ lúc này nhé. Đây cũng là một cách tăng cân tự nhiên để bé lên cân đều.



Trong cách ăn dặm tăng cân cho trẻ cần đảm bảo:



Lượng thức ăn trong mỗi thực đơn ăn dặm cho bé là bao nhiêu?



Ngày đầu tập ăn dặm  các mẹ chỉ cho bé ăn một lượng ít để bé làm quen, mẹ có thể tính bằng thìa, cứ 1 thìa tương đương với khoảng 5ml. Và sẽ tăng dần, tăng dần theo sự hào hứng ăn và thời gian khi trẻ đã thích ứng. Các mẹ cần phải kiên trì khi cho bé ăn, không được vội vã hay nôn nóng, vì bé ở 6 tháng tuổi, các mẹ chỉ cn đặt mục tiêu cho trẻ tập quen dần với việc ăn dặm. Bé bổ sung thêm được lượng dinh dưỡng từ việc ăn ngoài là rất tốt, nhưng bạn vẫn phải cho bé bú mẹ hoặc nếu thiếu thì ăn các loại sữa bổ sung.



Dạng thức ăn cho bé ăn dặm





Bú sữa mẹ/hoặc ăn sữa ngoài: tùy thuộc vào nhu cầu của bé



Lượng thức ăn dặm: 1 bữa/ngày



Dạng thực phẩm: lỏng hoặc nghiền nhuyễn



Thứ tự nhóm thực phẩm cho bé tập ăn:



Nhóm 1: ngũ cốc ( bắt đầu từ cháo trắng nghiền nhỏ)



Nhóm 2: rau, quả ( nghiền thật nhỏ, rây kĩ)



Nhóm 3: cá, thịt, tôm, trứng, đậu phụ ( nghiền nhuyễn, xay nhỏ)



Đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm dinh dưỡng giúp bé tăng cân đều





Thức ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cần đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng sau để giúp bé tăng cân tự nhiên và đều:



Nhóm đường bột: gạo, bánh mỳ, khoai tây, khoai lang.



Nhóm đạm: lòng đỏ trứng, sữa, sữa chua không đường.



Nhóm chất béo: các loại hạt, dầu thực vật, mỡ động vật, sữa, các chế phẩm từ sữa.



Nhóm vitamin và khoáng chất: các loại rau lá xanh( màu lá càng sẫm càng nhiều vitamin), cà rốt, củ cải, cà chua, táo, dâu tây…



Gợi ý thực đơn ăn dặm tăng cân cho bé 6 tháng tuổi





Dưới đây là thực đơn ăn dặm trong 1 tuần cho bé 6 tháng tuổi:



Thực đơn tăng cân cho bé 6 tháng tuổi với những loại cháo giàu dinh dưỡng



Thứ 2: 03 thìa bột sữa + 1 thìa bí đỏ nghiền



Thứ 3: 03 thìa bột sữa + 1 thìa cà rốt nghiền



Thứ 4: 03 thìa bột sữa + 1 thìa khoai tây nghiền



Thứ 5: 04 thìa bột sữa + 2 thìa cà chua và nước táo



Thứ 6: 04 thìa bột sữa + 2 thìa bí đỏ nghiền



Thứ 7: 04 thìa bột sữa + 2 thìa súp bắp cải



Chủ nhật: 04 thìa bột sữa + 2 thìa khoai tây sốt cà chua



Chú ý cho trẻ ăn dặm đúng cách





Nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dạng lỏng dễ tiêu hóa bởi hệ tiêu hóa của bé 6 tháng tuổi còn yếu. Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của bé ra làm nhiều lần trong ngày để bé dễ ăn hơn và cơ thể cũng dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng hơn.



Đa dạng các loại thực phẩm, thay đổi các thực phẩm trong cháo của bé, nên chọn những thực phẩm nào mà bé thích và ham ăn nhé.



Với những trẻ kém ăn, chậm tăng cân thì bạn nên bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng và nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có được một cách ăn dặm tốt nhất.



Ngoài ra, khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm các mẹ cần lưu ý cho trẻ uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ để đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi.



Hiện nay các nhà nghiên cứu đã sản xuất ra các sản phẩm thuốc tăng cân hỗ trợ cho người lớn để giúp người gầy có thể ăn ngon lên kg trong một thời gian ngắn sử dụng. Mục đích của việc sử dụng sản phẩm tăng cân này là kích thích ăn nhiều và ngon miệng hơn. Từ đó bạn sẽ tăng cân một cách tự nhiên và hiệu quả nhất.



Dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một chúc cả nhà thành công.


Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

TẬP CHO BÉ ĂN DẶM VỚI 3 NGUYÊN TẮC MẸ CẦN PHẢI BIẾT

Xin chào cả  nhà hôm nay “dịch vụ giữ trẻ thủ dầu một” giới thiệu với cả nhà TẬP CHO BÉ ĂN DẶM VỚI 3 NGUYÊN TẮC MẸ CẦN PHẢI BIẾT

Cho bé ăn dặm đúng cách chính là điều mà rất nhiều bà mẹ chú ý khi bé yêu đến tháng tuổi ăn dặm. Trong giai đoạn này, mặc dù bé yêu vẫn được bú sữa mẹ hàng ngày nhưng ngoài sữa mẹ, những món ăn dặm bổ, dễ ăn và phù hợp với hệ tiêu hóa của bé chính là cách để bé làm quen với những thức ăn bên ngoài và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé.

Để đảm bảo bé ăn dặm đúng cách mẹ hãy thực hiện với 3 nguyên tắc dưới đây:

1. Cho bé ăn dặm đúng cách – Từ loãng tới đặc



Trong 6 tháng đầu, bé chỉ bú sữa mẹ hoặc sữa pha theo công thức, nhưng sang giai đoạn tiếp theo, giai đoạn ăn dặm và làm quen với thức ăn bên ngoài. Mẹ cần phải chú ý lựa chọn và chế biến món ăn dặm phù hợp với bé, đảm bảo hệ tiêu hóa của bé thích nghi với mùi vị thức ăn bên ngoài.

Cho bé ăn dặm đúng cách chính là cách mẹ tập cho bé ăn dặm từ dạng ngọt như bột sữa, pha loãng và dần dần sang dạng đặc.

Đầu tiên, mẹ cho bé làm quen với những món ăn dặm có vị ngọt trước, như việc mẹ sử dụng bột ngọt có vị sữa . Bởi có vị sữa, nên chắc chắn món ăn cũng có vị sữa, điều này giúp cho bé đón nhận món ăn mẹ nấu một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, mẹ cần phải chú ý từ dạng loãng sang dạng đặc. Sau khi bé làm quen với món ăn dặm với vị ngọt và ở dạng loãng thì mẹ có thể chuyển dần sang món ăn dặm cho bé với vị mặn nhưng ở mức độ rất nhẹ và đặc hơn.

2. Cho bé ăn dặm đúng cách – cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều



Khi bé bắt đầu sang giai đoạn ăn dặm, bà mẹ nào cũng vậy nóng lòng muốn con yêu ăn nhiều và ăn ngon miệng để bé lên cân và phát triển nhanh. Tuy nhiên, cho bé ăn dặm đúng cách là việc mẹ phải kiên nhẫn cho bé ăn hợp lý nhất. Cho ăn khoa học, hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng và ăn từ ít đến nhiều. Điều này giúp cho hệ tiêu hóa của bé được thích nghi dần dần và có khả năng hấp thụ được những chất dinh dưỡng tốt.

Đầu tiên, mẹ có thể cho bé ăn dặm với 3 thìa cháo loãng, sau đó tăng dần dần theo thời gian và ham muốn ăn của bé.

3. Ăn từ một nhóm thực phẩm đến nhiều nhóm thực phẩm



Đây chính là mẹo cho bé ăn dặm đúng cách mà không phải bà mẹ nào cũng biết. Trong giai đoạn đầu, giai đoạn bé yêu khám phá những mùi vị của món ăn, vì vậy mẹ cho bé ăn từng nhóm thực phẩm. Cách này vừa giúp bé thích nghi với thức ăn, vừa để mẹ có thêm thời gian theo dõi bé có bị dị ứng với nhóm thực phẩm này không cũng như bé có bị rối loạn tiêu hóa không để biết cách điều chỉnh sau đó.

Sau những ngày cho bé ăn từng nhóm thực phẩm an toàn mẹ có thể kết hợp các nhóm thực phẩm lại với nhau sao cho thật khoa học hợp lý để món ăn dặm của bé ngon và bổ.

Cho bé ăn dặm đúng cách chính là sự kết hợp đầy đủ dinh dưỡng trong 4 nhóm thực phẩm theo tỷ lệ hợp lý và khoa học. Đó chính là nhóm thực phẩm tinh bột, chất đạm, nhóm chất xơ (rau củ, trái cây) và nhóm chất béo.

Giai đoạn tập ăn dặm của bé khiến mẹ vất vả và nhiều lo toan, nhưng nếu thực hiện cho bé ăn dặm đúng cách, khoa học và hợp lý chắc chắn bé yêu sẽ phát triển và không có vấn đề gì. Hy vọng bài viết này sẽ có ích giúp mẹ có nhiều kiến thức trong giai đoạn chăm sóc bé yêu tập ăn dặm.

Dịch vụ giữ trẻ ở thủ dầu một chúc cả nhà thành công.

BÀI NỔI BẬT